Bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị

16 0 0
Bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị thuộc chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị và hành chính. Chủ đề: - Phân tích nội dung, hình thức biểu hiện và chức năng của quy luật giá trị? Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật này đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay? - Đồng chí hãy phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Sự vận dụng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong phát triển nền kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay?

Trang 1

THU HOẠCH HẾT MÔN – KINH TẾ CHÍNH TRỊLớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

Chủ đề 1 : Phân tích nội dung, hình thức biểu hiện và chức năng của quy

luật giá trị? Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật này đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay?

Bài làm:

1 Nội dung quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa Ở đâu có trao đổi, sản xuất hàng hóa thì ở đấy có sự hoạt động của quy luật giá trị Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.

Trong sản xuất, người sản xuất phải có mức hao phí lao động cá biệt của mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì mới đạt được lợi thế trong cạnh tranh.

Trong trao đổi, thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.

Trong trao đổi hàng hóa với nhau, hai bên được lợi về giá trị sử dụng còn lượng giá trị là bằng nhau.

Hai hàng hóa được trao đổi trực tiếp với nhau theo một tỷ lệ nào đó có nghĩa là chúng kết tinh một lượng lao động bằng nhau Khi có tiền xuất hiện để mua bán thì giá cả hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó.

2 Hình thức biểu hiện của quy luật giá trị

Quy luật giá trị hoạt động được thể hiện ở sự biến đổi lên, xuống của giá cả xoay quanh giá trị dưới tác động của quan hệ cung - cầu về hàng hóa trên thị trường Sự biến đổi giá cả một cách tự phát, tự do là sự phản ánh hoạt động của quy luật giá trị.

Nếu sức mua đồng tiền không đổi, không kể đến điều tiết của nhà nước và độc quyền thì xảy ra ba trường hợp:

Khi cung = cầu, giá cả = giá trị.

Trang 2

Khi cung > cầu, giá cả < giá trị Khi cung < cầu, giá cả > giá trị.

Sự thay đổi của giá cả xoay quanh trục giá trị làm nên “vẻ đẹp sinh động của thị trường”, tạo sự hấp dẫn cho sản xuất và tiêu dùng.

Xét tổng thể, tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị.

3 Chức năng của quy luật giá trị

- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Quy luật giá trị tự động điều tiết sản xuất thể hiện ở chồ thu hút vốn (tư liệu sản xuất và sức lao động) vào các ngành sản xuất khác nhau (theo sự biến động cung, cầu, giá cả) tạo nên cơ cấu kinh tế hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ, nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao Do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

- Khuyến khích tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao năng suất laođộng

Người sản xuất có lãi hay không là do giải được bài toán hao phí lao động của mình phải thấp hơn hoặc bằng với hao phí lao động xã hội Muốn vậy, những người sản xuất hàng hóa phải cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất Quá trình này diễn ra liên tục sẽ làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

- Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu - nghèo

Những chủ thể sản xuất hàng hóa có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì có thề thắng thế trong cạnh tranh, họ sẽ giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh trở thành chủ thể giàu có hơn, và có thể sử dụng được nhiều hơn lao động làm thuê.

Trang 3

Ngược lại, những chủ thể sản xuất hàng hóa có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản.

Các tác động nhiều mặt của quy luật giá trị đã làm cho sản xuất hàng hóa thực sự là khởi điểm ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực một cách tự phát, khách quan.

Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta phủ nhận sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị, nên không khai thác được các nguồn lực, nền kinh tế kém phát triển, rơi vào khủng hoảng.

Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị hoạt động tạo nên cạnh tranh, phát triển kinh tế,v.v Bên cạnh đó, mặt trái nảy sinh như: phân hóa giàu nghèo, buôn gian bán lận,v.v

Vì vậy, Nhà nước điều tiết bằng luật pháp, chính sách đần tư, thuế, đào tạo nhân lực,v.v để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta.

4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị đối với việc xây dựng vàphát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được bắt đầu ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới và đây là vấn đề rường cột trong nội dung đổi mới Vì vậy, trong nhiều nhiệm kỳ vấn đề này luôn được coi là một nội dung trọng tâm, cần phải được quán triệt cả về nhận thức và hành động.

Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng nêu rõ nội hàm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như sau: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân

Trang 4

chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước ”

Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta với những đặc trưng nêu trên tạo điều kiện cho các quy luật kinh tế phát huy được tác dụng Trong đó quy luật giá trị đóng vai trò là quy luật kinh tế căn bản chi phối sự phát triển của nền kinh tế Vì vậy, việc nghiên cứu quy luật giá trị sẽ giúp chúng ta có thể vận dụng quy luật này vào việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay, cụ thể như sau:

- Thực hiện điều tiết sản xuất là lưu thông hàng hóa theo định hướng phát triển kinh tế bằng các chính sách: Tại Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh

Quảng Ninh lần thứ XV xác định 4 quan điểm, định hướng phát triển giai đoạn

2020-2025, trong đó có nội dung chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu”

sang “xanh” Để giúp cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo định hướng thì cần triển khai một số chính sách hỗ trợ để điều tiết Theo quy luật giá trị, tổng khối lượng và cơ cấu hàng hóa do kế hoạch lưu chuyển hàng hóa quyết định căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức tăng thu nhập quốc dân, và thu nhập bằng tiền của nhân dân, nhu cầu về hàng hóa Trong điều kiện sức mua không đổi, nếu giá cả một loại hàng nào đó giảm xuống thì lượng hàng tiêu thụ sẽ tăng lên và ngược lại Do đó, để thúc đẩy kinh tế “xanh” như du lịch, dịch vụ, công nghiệp phi khai khoáng, nông nghiệp giá trị cao thì chúng ta cần có các chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư để giảm chi phí đầu tư, chi phí vận hành (ví dụ giảm phí đăng ký kinh doanh du lịch lữ hành, giảm tiền ký quỹ kinh doanh du lịch lữ hành, giảm giá điện cho kinh doanh lưu trú khách sạn, ), từ đó gián tiếp giảm giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoặc hỗ trợ cho người tiêu dùng, khách du lịch như giảm giá vé tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, liên kết các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các gói combo dịch vụ giảm giá (ví dụ kết hợp dịch vụ xe vận chuyển hành khách, dịch vụ tàu thăm vịnh, dịch vụ lưu trú, nhà hàng ăn uống, voucher giảm giá mua sắm tại Trung tâm thương mại, ) Khi đó

Trang 5

giá cả giảm xuống, nhu cầu tăng lên thì kích thích cung tăng lên, kinh tế phát triển theo đúng định hướng.

- Quy luật giá trị tạo động lực kích thích tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản lý Các doanh nghiệp trong nền kinh tế phải cố gắng cải tiến máy móc, mẫu mã sản phẩm, nâng cao tay nghề lao động, ứng dụng công nghệ thông tin để giảm lượng lao động, giảm chi phí sản xuất để giảm giá cả hàng hóa, dịch vụ Nếu không quy luật giá trị sẽ thực hiện vai trị đào thải của nó: loại bỏ những cái kém hiệu quả, kích thích các cá nhân, nghành, doanh nghiệp phát huy tính hiệu quả Tất yếu điều đó dẫn tới sự phát triển của lực lượng sản xuất mà trong đó đội ngũ lao động có tay nghề chuyên môn ngày càng cao, công cụ lao động luôn luôn được cải tiến Và cùng với nó, sự xã hội hóa, chuyên môn hóa lượng sản xuất cũng được phát triển.

- Thứ ba là phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân thông qua chính sách giá cả, việc quy định hợp lý giá cả các mặt hàng Nhà nước phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành nhằm phục vụ cho yêu cầu năng cao đời sống của nhân dân lao động Ví dụ trong giai đoạn Covid-19, Chính phủ và các tỉnh, thành trong đó có tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Công ty cung cấp nước sạch thực hiện giảm giá điện, nước; miễn giảm giá cho các hộ nghèo, gia đình chính sách Một ví dụ nữa là Chính phủ luôn phải thực hiện việc quản lý và bình ổn giá với 2 mục tiêu; thứ nhất là kiểm soát lạm phát, bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội; mục tiêu thứ hai là ổn định kinh tế vĩ mô Việc bình ổn giá các loại nguyên, nhiên vật liệu ngoài tránh ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân thì còn đảm bảo ổn định thị trường, tránh việc nhiều doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng quá lớn về chi phí sản xuất dẫn đến thua lỗ, đóng cửa, giải thể.

- Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị hoạt động ngoài tác động tích cực tạo nên cạnh tranh, phát triển kinh tế,v.v thì còn nảy sinh các mặt trái như: phân hóa giàu nghèo, buôn gian bán lận,v.v Nhận thức và vận dụng quy luật giá trị nói rộng ra là biết sử dụng các đòn bẩy

Trang 6

của kinh tế hàng hoá như tiền lương, giá cả, lợi nhuận … dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để tổ chức và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế Những người tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa phải nắm bắt được tác động của quy luật giá trị, đáp ứng được những yêu cầu của quy luật giá trị thì mới tồn tại, mới phát triển được từ đó hạn chế được tác động của sự phân hóa giàu nghèo trong sản xuất nước ta hiện nay Bên cạnh đó, nhà nước phải có các chính sách an sinh xã hội để hạn chế các mặt tiêu cực của phân hóa giàu nghèo như thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội, nguy cơ lan tràn tệ nạn xã hội, gia tăng tỷ lệ tội phạm, nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế và ổn định chính trị - xã hội.

Như vậy quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế quan trọng đối với sự hình thành và phát triển kinh tế của đất nước ta trong quá trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa, là một quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa tác dụng điều tiết và sản xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh, phân hóa người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo Do đó, tỉnh Quảng Ninh cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng trong việc đổi mới xã hội cũng như tác dụng của quy luật giá trị trong công cuộc xây dựng, phát triển Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh, hiện đại; từng bước trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là dịch vụ, du lịch, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, có sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; phát triển kinh tế hài hòa giữa các khu vực đô thị và nông thôn.

Trang 7

Chủ đề 2 : Đồng chí hãy phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng

Sự vận dụng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong phát triển nền kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay?

Bài làm:

1 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

1.1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, thời gian lao động tất yếu và giá trị sức lao động không đổi.

Ví dụ, ngày lao động có độ dài 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, giá trị thặng dư tuyệt đối được tạo ra trong thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là 100% Nếu ngày lao động kéo dài thành 10 giờ, trong khi năng suất lao động, thời gian lao động tất yếu và giá trị sức lao động không đổi, giá trị thăng dư tuyệt đối được tạo ra trong thời gian lao động thặng dư là 6 giờ và tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng lên thành 150%.

Để có được giá trị thặng dư tuyệt đối có thể sử dụng các biện pháp như: Kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu càng dài càng tốt, tăng cường độ lao động Do đó, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối bị giới hạn bởi thời gian trong ngày và tình hình sức khỏe, tâm sinh lý của công nhân Việc áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối thường gây ra sự phản kháng của công nhân làm thuê.

1.2 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư, trong khi ngày lao động có thể không đổi hoặc thậm chí rút ngắn.

Ví dụ, ngày lao động có độ dài 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, giá trị thặng dư tuyệt đối được tạo ra trong

Trang 8

thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là 100% Nếu ngày lao động không đổi, thời gian lao động tất yếu giảm xuống còn 3 giờ, thì tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng lên thành 167% Nếu ngày lao động rút ngắn còn 7 giờ, thời gian lao động tất yếu giảm xuống còn 2 giờ, thì tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng lên thành 250%.

Để thu được giá trị thặng dư tương đối, cần rút ngắn thời gian lao động tất yếu Để rút ngắn thời gian lao động tất yếu cần phải hạ thấp giá trị sức lao động Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải tìm cách hạ giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động thông qua các biện pháp tăng năng suất lao động trong những ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sinh hoạt và trong những ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt.

Quá trình tăng năng suất lao động diễn ra trong thực tế trước hết ở một hoặc một số doanh nghiệp Những doanh nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới, cải tiến quản lý hay tận dụng được những điều kiện sản xuất thuận lợi, sẽ tăng năng suất lao động cá biệt, giảm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường, từ đó sẽ thu được một số giá trị thặng dư vượt trội so với các doanh nghiệp khác Phần giá trị thặng dư trội hơn là giá trị thặng dư siêu ngạch.

Đối với từng doanh nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, xuất hiện rồi mất đi Xét toàn bộ xã hội tư bản, giá trị thặng dư siêu ngạch lại là hiện tượng tồn tại thường xuyên; nó có thể mất đi chỗ này, lúc này nhưng lại xuất hiện chỗ khác, lúc khác Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động Hoạt động riêng lẻ đó của từng nhà tư bản đã dẫn đến kết quả làm tăng năng suất lao động xã hội, hình thành giá trị thặng dư tương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Trong thực tiễn lịch sử, để thu được giá trị thặng dư tương đối, giai cấp tư bản đã thực hiện ba cuộc cách mạng nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động:

Trang 9

Thứ nhất, cách mạng về tổ chức quản lý lao động thông qua hợp tác lao động giản đơn tư bản chủ nghĩa, trong đó hoạt động lao động của một số công nhân làm thuê để sản xuất cùng loại hàng hóa diễn ra trong cùng một thời gian trên cùng một địa điểm dưới sự điều khiển của cùng một nhà tư bản.

Thứ hai, cách mạng về sức lao động, thông qua phân công trong công trường thủ công.

Thứ ba, cách mạng về công cụ lao động thông qua cách mạng công nghiệp với kết quả là sự hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản – nền đại công nghiệp cơ khí.

2 Sự vận dụng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong pháttriển nền kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay

Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống nhất và nêu rõ: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” Thực chất kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển cao, đạt đến trình độ thị trường trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của người sản xuất hàng hóa Học thuyết giá trị thặng dư của Mác được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa Do đó, việc vận dụng lý luận về hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nền kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay, thể hiện cụ thể như sau:

2.1 Khai thác những di sản về lý luận phương pháp sản xuất giá trịthặng dư

Trang 10

Nước ta đang phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hiện nay gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Mặc dù nền kinh tế thị trường ở nước ta có tính đặc thù của nó, song đã là sản xuất hàng hoá thì ở đâu cũng đều có những đặc tính phổ biến, cũng phải nói đến giá trị và giá trị thặng dư Điều khác nhau chỉ là trong những quan hệ kinh tế khác nhau thì giá trị và giá trị thặng dư mang bản chất xã hội khác nhau Vì vậy, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu những phạm trù, công cụ và việc sử dụng chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ di sản lý luận của Mác là việc làm có nhiều ý nghĩa thực tiễn Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa tư bản đã phát triển nền kinh tế thị trường, qua thị trường, giai cấp tư sản mới mua được tư liệu sản xuất và sức lao động, mới bán được hàng hoá và do đó bóc lột được giá trị thặng dư do người lao động tạo ra Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động của các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật giá trị thặng dư, các nhà tư bản-các doanh nghiệp đã không ngừng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tích cực hợp lý hoá quá trình sản xuất, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tìm hiểu nhu cầu thị trường để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Các tiềm năng về vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ, từ đó làm cho nền kinh tế trở nên năng động Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong khu vực kinh tế nhà nước và tập thể, chúng ta cần vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư mà các nhà tư bản đã sử dụng để phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế kết hợp với thực hiện phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

2.2 Làm rõ hơn bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngay trong thànhphần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay

Ngày đăng: 20/04/2024, 13:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan