Đại hội lần thứ IV

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đại hội lần thứ IV

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn cảnh: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi, hoà bình được lập lại. Mỗi miền đang tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn:

Trang 1

Trước khi diễn ra đại Hội lần IV

Hoàn cảnh: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi, hoà bình được lập lại Mỗi miền đang tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, có nhiều thuận lợi và cũng không ítkhó khăn:

Thuận lợi:

- Miền Bắc : đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội

Trang 3

- Miền Nam: đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền tay sai Sài Gòn ở trung ương bị sụp đổ.

-Khó khăn:

- Miền Bắc: bị cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài.

Trang 4

- Miền Nam: tàn dư của xã hội cũ còn tồn tại, làng mạc bị tàn phá, ruộng đất bị bỏ hoang thất nghiệp lên tới hàng triệu người.

Trang 6

Đại Hội lần thứ IV ( Phần chữ in nghiêng màu đỏ là cho bạn thuyết trình nói nhé )

Video: Giới thiệu đại hội đảng lần thứ IV:

I -Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) của Đảng và quá trình xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ Quốc (1976-1981)

1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976)- Nội dung Đại hội IV của Đảng khái quát như sau:

Trang 8

● Bối cảnh : (diễn ra trong bối cảnh cuộc Kháng chiến chống Mỹ đã

đạt được thắng lợi.[3] Hai miền Nam Bắc thống nhất sau hơn 20 năm chia cắt từ Hiệp định Geneve 1954 )

Trang 9

- Thời gian : từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976 tại Hà Nội ( Có 1.008 đại biểu, thay mặt cho hơn 1.5 triệu đảng viên trên cả nước và có 29 đoàn đại biệu của các Đảng và tổ chức quốc tế tham dự ).

- Đại hội đã thông qua :

+ Báo Cáo Chính trị , Báo cáo về phương hướng, Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5 năm ( 1976 -1980).

+ Quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng cộng sản Việt Nam

+ Đổi tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành nước cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam

+Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

● Nội dung :

- Đại hội khẳng định: “ Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc “

- Đại hội xác định ba đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới :

+ Một là, nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn

phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

+ Hai là, Tổ quốc ta đã hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên chủ

nghĩa xã hội với nhiều thuận lợi rất lớn, song cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra.

+ Ba là, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh

quốc tế thuận lợi, song cuộc đấu tranh "ai thắng ai" giữa thế lực cách mạng và thế lực phản cách mạng trên thế giới còn gay go, quyết liệt.

Trang 10

- Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng XHCN trong giai đoạn mới:

+ Điều kiện xây dựng CNXH : Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy

quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.

+ Phương hướng : ( tiền hành đồng thời ba cuộc cách mạng và có bạn nào có thể cho mình biết 3 phương hướng cách mạng nó là những gì ?)

Cách mạng về quan hệ sản xuất

Cách mạng khoa học - kỹ thuật

Trang 11

Cách mạng tư tưởng và văn hóa.

Chú ý : Trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh

công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trang 12

- Mục tiêu (đặc trưng cơ bản) chủ nghĩa xã hội:

+ Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa : xây dựng một xã hội trong đó người làm chủ là nhân dân lao động có tổ chức, mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo ( làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân, làm chủ trong phạm vi cả nước, trong mỗi địa phương, mỗi cơ sở.)

+ Xây dựng nền sản xuất lớn nhằm mục đích thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của toàn xã hội ( bằng cách không ngừng phát triển và hoàn thiện sản xuất, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể và một nền khoa học kỹ thuật hiện đại.)

+ Xây dựng nền văn hóa mới là nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc

+ Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng nổi bật làm chủ tập thể, lao động, yêu nước xã hội chủ nghĩa và có tinh thần quốc tế vô sản.

( Từ Mục tiêu đã đề ra ở trên thì đại hội đảng đã dựa vào để xác định đc đinh hướng đường lối xây dựng và phát triển)

- Đại hội xác định đường lối xây dựng, phát triển kinh tế, nổi bật là:

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà: : Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ( Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.)

+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý:

* Kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp

( Vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất )

* Kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; Kết hợp kinh tế với quốc phòng; Tăng cường quan hệ hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đồng thời phát triển quan

Trang 13

hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi

( Ai có thế cho mình biết 1 vài ví dụ nào tiêu biểu để nói về đường lối phát triển của nước ta đc hay không ?) Ví dụ :

tàu Liên hợp 37 đã được phóng lên vũ trụ với đội bay quốc tế gồm hai phi hành gia Vitor Gorbatko và Phạm Tuân Đây là chuyến bay nằm trong chương trình hợp tác vũ trụ quốc tế Intercosmos Liên Xô - Việt Nam (Qua đó nhằm hiện thực hóa mong muốn đưa người Việt Nam đầu tiên, đồng thời là người Châu Á đầu tiên vào vũ trụ)

Trang 14

Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm công trường xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Thạch (1/1980)

Trang 15

Ngày 6/11/1979, dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công.

- Mục Tiêu : làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh và hạnh phúc

( hai mục tiêu cơ bản và cấp bách ) :

+ Đảm bảo nhu cầu đời sống nhân dân, tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

+ Đảm bảo nhu cầu đời sống nhân dân, tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất -kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

- Ý nghĩa: Đại hội IV của Đảng là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định , xác định đường lối và cổ vũ động viên toàn dân xây dựng đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội

- Hạn chế : : chưa phát hiện ra những khuyết điểm của mô hình chủ nghĩa xã hội bộc lộ sau chiến tranh việc đề ra các chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp và

Trang 16

công nghiệp vượt quá khả năng thực tế,…là những chủ trương nóng vội, thực tế đã không thực hiện được.

Câu hỏi trắc nghiệm:

1 Trong các đặc điểm của nước ta trong thời kì quá độ lên CNXH được đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV nêu ra, đặc

C Nước ta đang trong quá trình hoàn thành giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội , chuẩn bị tiến lên xã hội Cộng sản.

D Nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế một cách bền vững, đa nghề, đa ngành.

2 Quốc hội đã quyết định đặt tên nước ta là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm:

A Năm 1976

B Năm 1977 C Năm 1979 D Năm 1982

3 Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giớinhư một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế tolớn và có tính thời đại sâu sắc.” (Trích Bài diễn văn tại lễ khai mạc Đại hội IV của Đảng):

A Chủ nghĩa xã hội chân chính B Chủ nghĩa nhân đạo

C Chủ nghĩa anh hùng cách mạng

D Chủ nghĩa dân tộc nhược tiểu

4 Đại hội nào của đảng đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và những kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chồng mỹ và cứu nước ?

A Đại hội VI B Đại Hội V C Đại hội III

Trang 17

D Đại hội IV

Câu hỏi : Đại hội lần thứ IV và lần thứ V đều có phát triển theo hướng đường lối công nghiệp hóa Vậy có sự khác nhau nào trong đường lối này ở 2 đại hội ?

- Đại hội lần thứ IV :

● Ưu tiên phát triển Công nghiệp nặng một cách hợp lý

● Vừa xây dựng kinh tế TW vừa phát triển kinh thế địa phương ● Kết hợp thành cơ Lấy nông nghiệp làm m cấu Kính thế công –

nông nghiệp - Đại hội lần thứ V:

● mặt trận hàng đầu

● Ra sức phát triển Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

● Công nghiệp nặng cần làm có mức độ, vừa sức , nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ Câu Hỏi: Đảng ta trong công cuộc đổi mới luôn luôn quan triệt quan điểm “ Dân làm gốc”, Quan điểm này là gì và tại sao phải quán triệt quan điểm này?

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công bằng sức mạnh của toàn quốc đồng bào “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, đất nước bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, quyết giữ vững nền độc lập dân tộc và đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn Để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn, to lớn, nặng nề đó, quan điểm của Hồ Chí Minh là phải thấy hết và khai thác triệt để sức mạnh của Nhân dân Nếu không có Nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì Nhân dân không ai dẫn đường

Kế thừa và phát triển tư tưởng “trọng dân” trong truyền thống lịch sử của dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: Dân là “gốc của nước”, gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân Tin vào dân, dựa vào dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng phát huy tinh thần làm chủ của Nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân “Nước lấy dân làm gốc” vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là bí quyết lợi của mọi chủ trương , đường lối , chính sách của Đảng và nhà nước ta Tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng vì Nhân dân, vì con người Dựa vào dân, tin vào lực lượng, trí tuệ của Nhân dân, chăm lo cho cuộc sống vật chất, tinh thần của Nhân dân là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhân dân Đó cũng chính là

Trang 18

nền tảng của công cuộc đổi mới và phát triển mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang lãnh đạo Nhân dân thực hiện.

Ngày đăng: 02/05/2024, 17:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan