Đề tài Pháp luật về dịch vụ logistics và thực trạng ở Việt Nam hiện nay

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đề tài Pháp luật về dịch vụ logistics và thực trạng ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

.***

BÀI TẬP NHÓM 6 Môn Luật thương mại 2

GVHD: GV Nguyễn Hoàng Vân

Trang 2

Mục Lục

LỜI NÓI ĐẦU 2PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯATHÀNH NIÊN VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN 6

1.1.Khái quát chung về lao động chưa thành niên 6 1.2 Quy định của pháp luật về việc sử dụng lao động chưa thành niên 8

PHẦN 2: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHƯATHÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM 16

2.1 Thực tiễn về sử dụng lao động chưa thành niên 16 2.2 Thực tiễn về sử dụng lao động chưa thành niên ở Việt Nam 16

PHẦN 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁPLUẬT VỀ SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN 29KẾT LUẬN 35DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc xây dựng chế độ, chính sách về lao động để đảm bảo quyền tốt nhất cho người lao động nói chung và người lao động chưa thành niên nói riêng tạo điều kiện để họ phát triển về mọi mặt Thực hiện nhiệm vụ này, hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật lao động nói riêng đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên Trong nhiều năm qua Việt Nam đã rất nỗ lực chuyển hóa các quy định của các điều ước quốc tế về quyền con người, về người lao động chưa thành niên vào các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Lao động 2012… đã tạo được chuyển biến thật sự mạnh mẽ và rõ rệt hệ thống pháp luật, chính sách đối với người lao động chưa thành niên trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần (về tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, nơi sinh hoạt văn hóa, ) tương xứng với những thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và những đóng góp của người lao động chưa thành niên Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng vi phạm quyền của người lao động chưa thành niên vẫn diễn ra, từ đó dẫn tới quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên chưa được đảm bảo Thông qua bài viết này, nhóm em muốn góp một phần vào việc hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế độ pháp lý đối với lao động chưa thành niên ở nước ta trong thời gian tới.

2 Mục đích, ý nghĩa

Mục đích của đề án từ việc phân tích, làm rõ thực trạng pháp luật người lao động chưa thành niên qua thực tiễn thực hiện tại Việt Nam Đề án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động chưa thành niên Để đạt được mục đích nêu trên, đề án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:

 Nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về người lao động chưa thành niên cũng như cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với nhóm đối tượng này.

 Nghiên cứu và đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật lao động về người lao động chưa thành niên ở Việt Nam, chỉ ra những ưu điểm và những mặt còn hạn

Trang 4

chế cần đổi mới, khắc phục trong việc bảo vệ quyền lợi tối ưu cho người lao động chưa thành niên.

 Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn đánh giá nêu trên, luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật lao động về người lao động chưa thành niên, đặc biệt chú trọng các giải pháp nâng cao hiệu quả"bảo vệ" của pháp luật đối với nhóm đối tượng yếu thế này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các quy định pháp luật lao động trong Bộ Luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn bao gồm một số nội dung trong các văn bản pháp luật khác như: một số quy định trong Luật Trẻ em (2016), Bộ Luật Tố tụng Dân sự, Bộ Luật dân sự, Luật Bảo hiểm xã hội (2014) Bên cạnh các quy định của pháp luật Việt Nam về lao động chưa thành niên, các quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia cũng được đề cập trong luận án ở mức độ phù hợp, trong đó tập trung chủ yếu vào Công ước số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu (1973) và Công ước số 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xoá bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (1999) là những văn bản liên quan trực tiếp đến lao động chưa thành niên mà Việt Nam đã phê chuẩn

- Một số vấn đề lý luận về bảo vệ lao động chưa thành niên

- Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên 3.2 Phạm vi nghiên cứu

Do pháp luật lao động về người lao động chưa thành niên chủ yếu điều chỉnh trong mối quan hệ" làm công ăn lương", nên để phù hợp với tên gọi của đề tài và chuyên ngành nghiên cứu, đề án chỉ tập trung nghiên cứu về đối tượng này và các nhóm quy định có liên quan mật thiết trong vai trò bảo vệ người lao động chưa thành niên: Nhóm quy định về bảo vệ việc làm cho người lao động chưa thành niên; Nhóm quy định về bảo vệ sức khỏe cho người lao động chưa thành niên; Nhóm quy định về bảo vệ tiền

Trang 5

lương và thu nhập cho người lao động chưa thành niên; Nhóm quy định về bảo vệ các quyền nhân thân cho người lao động chưa thành niên.

4 Kết cấu của Đề án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài viết được chia làm ba chương:

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

PHẦN 2: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM

PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

Trang 6

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯATHÀNH NIÊN VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

1.1 Khái quát chung về lao động chưa thành niên 1.1.1 Khái niệm người chưa thành niên

Người chưa thành niên có thể được hiểu và giải thích theo những cách thức riêng của nhiều chuyên ngành như ngành nhân trắc học, ngành tâm lý học, ngành sinh học, ngành luật học…Các ngành này đều dựa trên cơ sở độ tuổi để xác định đối tượng người chưa thành niên và người chưa thành niên được hiểu chung là những người dưới 18 tuổi

1.1.2 Khái niệm người lao động chưa thành niên trên thế giới

Qua việc nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia, tác giả rút ra kết luận “người lao động chưa thành niên” (hay có quốc gia còn gọi là “lao động trẻ em”) được lấy giới hạn là 18 tuổi để phân biệt với người lao động trưởng thành.

1.1.3 Khái niệm người lao động chưa thành niên ở Việt Nam

Khái niệm người lao động chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay được nêu trong Điều 119 Bộ Luật lao động, trong các Giáo trình Luật lao động, trong quan điểm cá nhân Theo tác giả, khái niệm người lao động chưa thành niên cần xác định rõ đặc điểm và giới hạn phạm vi đối tượng cũng như điều kiện, tính chất của đối tượng này Khái niệm này có thể được nêu ra như sau: người lao động chưa thành niên là người lao động có đặc điểm riêng, gồm những người dưới 18 tuổi có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.

1.1.4 Đặc điểm lao động chưa thành niên

Trang 7

Dựa vào khái niệm trên và các quy định chuyên biệt về người lao động chưa thành niên, thì có thể nhận thấy một số điểm khác biệt của người chưa thành niên so với người lao động thành niên như sau:

Thứ nhất, dấu hiệu dễ nhận diện nhất là độ tuổi của lao động chưa đủ 18 tuổi Đây là độ tuổi đang hình thành nhân cách, chưa phát triển toàn diện về thể lực, trí lực đáp ứng yêu cầu về nhận thức và điều khiển hành vi cũng như khả năng tham gia tất cả các quan hệ lao động Trong sự phát triển tự nhiên, nhóm đối tượng này sẽ trở thành những lao động thành niên trong tương lai, những nhân tố lao động chính trong xã hội, vì vậy, ngoài sự đảm bảo quyền lao động trong giới hạn cần thiết, sự điều chỉnh của pháp luật còn nhằm mục tiêu phát triển, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lao động cho đối tượng này.

Thứ hai, về sức khỏe, thể trạng của người chưa thành niên tiếp cận gần tương đương với người đã thành niên Tuy nhiên, tuỳ từng độ tuổi khác nhau, lao động chưa thành niên có thể lực (biểu hiện bằng chiều cao, cân nặng, sức bền, sức dai) ở mức độ nhất định khi so sánh với lao động thành niên Họ không thể đáp ứng được yêu cầu của mọi công việc như lao động thành niên nên nếu làm việc quá sức hoặc các công việc có tính nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ có thể tác động tiêu cực đến quá trình phát triển thể chất của họ, làm hạn chế khả năng phát triển của người dưới 18 tuổi.

Thứ ba, về trí lực, lao động chưa thành niên chưa tích lũy đầy đủ về nhận thức nên còn có những hạn chế trong nhận diện và điều khiển hành vi Đồng thời, đây cũng là độ tuổi thường có những biểu hiện về mặt tâm lý khá phức tạp, chưa có sự định hình về nhân cách, dễ thay đổi và chịu sự an hưởng, tác động của môi trường sống và làm việc Đối tượng này còn phải đảm bảo yêu cầu vừa lao động, vừa học tập tích lũy kiến thức, hoàn thiện nhân cách Việc bố trí thời gian lao động cần đặt trong mối tương quan đảm bảo quyền học tập Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động làm công việc với môi trường thiếu lành mạnh cùng các ngành nghề nguy hiểm, độc hại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và nhân cách của họ.

1.1.5 Phân loại người lao động chưa thành niên

Việc phân loại người lao động chưa thành niên có thể dựa trên một số tiêu chí cơ bản như: độ tuổi; giới tính; trình độ chuyên môn kỹ thuật; điều kiện, môi trường lao động…

Trang 8

1.2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

1.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với người lao động chưa thành niên

Lao động chưa thành niên là nhóm lao động đặc thù được pháp luật lao động điều chỉnh và bảo vệ Xuất phát từ những đặc điểm về thể chất và tinh thần, người lao động chưa thành niên dễ bị người sử dụng lao động bóc lột, lợi dụng, làm ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của trẻ Do đó, điều chỉnh pháp luật đối với người lao động chưa thành niên là yêu cầu cần thiết và mang tính khách quan Khi điều chỉnh vấn đề người lao động chưa thành niên, pháp luật bảo vệ và định hướng sự phát triển của quan hệ này thông qua ý chí của Nhà Nước bằng các quy định của pháp luật, tạo khung pháp lý để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với người chưa thành niên Việc điều chỉnh của pháp luật đối với lao động chưa thành niên mang nhiều ý nghĩa khác nhau:

Thứ nhất, việc điều chỉnh pháp luật đối với nhóm chủ thể này góp phần bảo vệ quyền làm việc, quyền mưu sinh của người chưa thành niên Tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ: "Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc" và quy định này đã được đề cập trong quy định tại Điều 10 BLLĐ 2012, theo đó người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm, đồng thời người lao động có thể trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình

Thứ hai, sự điều chỉnh của pháp luật đối với lao động chưa thành niên góp phần đảm bảo quyền học tập, vui chơi của trẻ em Quyền học tập, vui chơi là một trong những quyền quan trọng của trẻ em nói chung và người chưa thành niên nói riêng Như Bác Hồ đã từng nói: "trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" Trẻ em phải được sống và được dạy dỗ trong một môi trường tràn ngập tình yêu thương, trẻ phải được có quyền học tập và vui chơi, không ai có thể tước đi những quyền này của trẻ

Thứ ba, sự điều chỉnh của pháp luật đối với lao động chưa thành niên góp phần bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động chưa thành niên

Trang 9

Thứ tư, sự điều chỉnh của pháp luật đối với lao động chưa thành niên góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên Quan hệ lao động là quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động nhằm tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ bản thân con người và cho xã hội.

1.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với người lao động chưa thành niên  Tôn trọng quyền được tham gia quan hệ lao động của người lao động chưa thành niên

Người chưa thành niên là đối tượng đang trong độ tuổi đi học, chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, vẫn cần được chăm sóc bảo vệ Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến các em sớm phải tham gia lao động Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, éo le, người trụ cột về kinh tế bị ốm đau, tai nạn, bị mất việc làm nên các em phải bỏ học, tìm việc làm phụ giúp gia đình Vì vậy, pháp luật cần thừa nhận và tôn trọng quyền tham gia quan hệ lao động của họ Họ có quyền lựa chọn bất cứ công việc và nơi làm việc nào mà pháp luật không cẩm tùy theo năng lực của mình, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật khi tham gia quan hệ lao động.

 Bảo vệ người lao động chưa thành niên thông qua các tiêu chuẩn tối thiểu (về quyền, lợi ích) và tối đa (về nghĩa vụ) trên cơ sở độ tuổi đồng thời khuyến khích các thoả thuận có lợi hơn cho người lao động chưa thành niên so với quy định của pháp luật;

Trẻ em có quyền được bảo vệ không phải tham gia vào quan hệ lao động sớm để nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về tinh thần Vấn đề này đã được quy định cụ thể tại Điều 32 Công ước về quyền của trẻ em “Bảo vệ trẻ em không bị bóc lột kinh tế và không phải thực hiện những công việc có thể gây nguy hiểm hoặc cản trở việc học hành của trẻ, hoặc có hại cho sức khỏe của trẻ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, nhân cách hay xã hội của trẻ” Trẻ em có thể chất và tinh thần chưa phát triển toàn diện nên khi tham gia vào quan hệ lao động sớm thì rất dễ tổn hại đến sức khỏe, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ

 Bảo vệ người lao động chưa thành niên trong mối tương quan với bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

Trang 10

Các nguyên tắc này đã được thể hiện trong Bộ luật Lao động năm 2012, Chương XI Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác, từ Điều 161 đến Điều 165 Theo đó thì người lao động chưa thành niên chỉ được tham gia lao động những công việc phù hợp với sức khỏe, để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực; không làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay công việc làm ảnh hưởng xấu tới nhân cách Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, tạo điều kiện tham gia học văn hóa trong quá trình lao động Các nguyên tắc này phải được các nhà làm luật chú ý trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về người lao động chưa thành niên.

1.2.3 Nội dung điều chỉnh pháp luật đối với người lao động chưa thành niên a Quy định về độ tuổi và các công việc của lao động chưa thành niên.

Theo quy định tại Điều 2 Công ước về Độ tuổi tối thiểu của ILO năm 1973 (Công ước số 138), độ tuổi lao động được xác định là không dưới 15 tuổi Tuy nhiên, độ tuổi tối thiểu này không áp dụng cho những công việc phụ giúp gia đình hay tham gia vào sản xuất nhỏ tại gia đình Bên cạnh đó, pháp luật quốc gia có thể quy định cho phép trẻ em 12 tuổi làm những việc nhẹ, miễn là không gây hại tới sự phát triển và không ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ em Đối với các công việc nặng và đặc thù, bất kỳ công việc hoặc nghề nghiệp nào mà tính chất hoặc điều kiện tiến hành có thể có hại cho sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của thanh thiếu niên thì mức tuổi lao động tối thiểu không được dưới 18 tuổi.

Về vấn đề này, pháp luật lao động Việt Nam Quy định độ tuổi lao động tối thiểu là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp lao động chưa thành niên Bên cạnh đó, Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về lao động chưa thành niên như sau:

- Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019; không được làm việc tại các nơi được quy định tại khoản 2 Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019.

Trang 11

- Người từ đủ Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019 và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 09/2020/TTBLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên (Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH).

- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc về nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.

Về cơ bản, quy định về độ tuổi lao động của pháp luật lao động Việt Nam hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế quy định tại Công ước số 138 của ILO và có tính linh hoạt cao tùy theo điều kiện, lĩnh vực làm việc Về danh mục các công việc và nơi làm việc được sử dụng lao động chưa thành niên đã có tính đa dạng, bao quát, tuy nhiên, Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH hầu như đang tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nặng và khu vực chính thức mà chưa đề cập nhiều đến ngành nông nghiệp (cày, bừa, thu hoạch nông sản…), ngư nghiệp (làm muối…) và một số công việc ở khu vực phi chính thức (giúp việc gia đình, lao động trên nền tảng internet, lao động tại các cơ sở làm đẹp…) Trong khi đó, những địa điểm và ngành nghề này thực tế đang sử dụng rất nhiều lao động chưa thành niên.

b Quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động chưa thành niên.

Về thời giờ làm việc, người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần, đồng thời không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần (giảm 08 giờ/tuần so với người lao động trên 18 tuổi); có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm 22h đến 6h sáng ngày hôm sau) trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Về thời giờ nghỉ ngơi, người lao động chưa thành niên được áp dụng giống như người lao động đã thành niên theo quy định tại Mục 2 Chương VII Bộ luật Lao động năm

Trang 12

2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động Bên cạnh đó, người lao động chưa thành niên cũng có quy định riêng về thời giờ làm việc tại Điều 146 Bộ luật Lao động năm 2019 phù hợp với đặc điểm của sức khỏe, tinh thần phù hợp với độ tuổi đang phát triển của đối tượng này Số ngày nghỉ hàng năm đối với lao động chưa thành niên là 14 ngày làm việc/năm (hơn 02 ngày/năm so với lao động đã thành niên) nếu làm việc trong điều kiện bình thường.

Nhìn chung, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động chưa thành niên được quy định linh hoạt và rút ngắn hơn so với lao động đã thành niên, phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế và đảm bảo được mục đích tạo điều kiện cho nhóm lao động này có thời gian tham gia học tập và phát triển toàn diện về mọi mặt Các mức độ thời gian làm việc tương ứng với từng nhóm độ tuổi đã được các nghiên cứu để có thể phù hợp nhất, đảm bảo các tiêu chí cho người lao động chưa thành niên Tuy nhiên, quy định người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có thể làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số trường hợp là chưa thực sự phù hợp với Khuyến nghị số 146 của ILO, trong đó nêu rõ: Cấm làm thêm giờ đối với lao động trẻ em để tạo đủ thời gian cho việc giáo dục, nghỉ ngơi và các hoạt động khác Đồng thời, dưới góc độ sinh lý học, độ tuổi này, việc làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm (từ 22h đếm đến 6h sáng hôm sau) ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, và tinh thần của các em.

c Quy định về thanh tra và các chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng lao động chưa thành niên

Vấn đề thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về lao động được quy định tại Chương XVI Bộ luật Lao động năm 2019 Nhìn chung, quy định này áp dụng cho người lao động chưa thành niên giống như áp dụng cho người lao động trưởng thành Hiện nay, chưa có thanh tra chuyên ngành về lao động chưa thành niên trong lĩnh vực lao động Công tác thanh tra liên quan đến lao động chưa thành niên vẫn được phân công cho các thanh tra lao động nói chung Trong khi đó, theo số liệu thống kê, có tới 2/3 số trẻ em làm 21 nhóm công việc, bao gồm 08 công việc thuộc lĩnh vực nông nghiệp - ngư nghiệp, 07 công việc thuộc lĩnh vực dịch vụ và 06 công việc thuộc lĩnh vực công nghiệp Đây là khu vực sản

Trang 13

xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chủ yếu là lao động tại các hộ kinh doanh gia đình, lực lượng thanh tra ít tiếp cận.

Hiện nay, có 02 biện pháp xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động về sử dụng người lao động chưa thành niên đó là xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự Về chế tài hành chính, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lao động chưa thành niên được quy định tại Điều 29 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Nghị định số 12/2022/NĐ-CP), trong đó, đối với hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Lao động năm 2019 khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bị phạt tiền từ mức 1.000.000 đến 2.000.000 đồng Đây là một mức phạt rất nhỏ so với tình hình kinh tế, phát triển hiện tại Từ đó, người sử dụng lao động sẵn sàng đóng phạt chứ không chú trọng đến vấn đề chấp hành pháp luật, do đó, mức phạt này chưa đủ sức răn đe đối với người vi phạm quy định về việc sử dụng lao động chưa thành niên.

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định truy cứu trách nhiệm hình sự với người sử dụng lao động sử dụng lao động dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định pháp luật Tuy nhiên, Bộ luật Lao động quy định lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi Do đó, Bộ luật Hình sự chưa có quy định về chế tài xử phạt đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh các chế định nêu trên thì pháp luật lao động còn quy định nhiều chế định khác về lao động chưa thành niên Có thể đề cập đến những chế định sau:

·Về tiền lương:

Cùng chung quan điểm với ILO, pháp luật Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa về tiền lương tối thiểu như sau: "Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình của họ" Nhìn chung tiền lương tối

Trang 14

thiểu mang các đặc trưng như: tiền lương tối thiểu được áp dụng để trả cho NLĐ làm công việc đơn giản nhất, không cần qua đào tạo; được trả tương ứng với điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường và được quy định nhằm bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tái sản xuất sức lao động cho NLĐ Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định cụ thể, riêng biệt về tiền lương cho NLĐ chưa thành niên Trước đây, tại Điều 19 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động 1994 về tiền lương có quy định: "Lao động chưa thành niên nếu cùng làm công việc như lao động đã thành niên, thì được trả lương như nhau" Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này đã không còn đề cập đến Theo quy định tại Điều 90 BLLĐ 2012 thì: "tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc Người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau" Như vậy, về nguyên tắc tuy pháp luật lao động hiện nay không quy định rõ mức lương của lao động chưa thành niên nhưng ta cũng có thể ngầm hiểu lao động chưa thành niên vẫn được hưởng mức lương bình đẳng với lao động thành niên.

Về thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động:

Hợp đồng lao động được thực hiện trong một giai đoạn dài, các nội dung của hợp đồng lao động sẽ không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh của NSDLĐ và điều kiện cá nhân của NLĐ Do đó, việc thay đổi hợp đồng lao động là một nhu cầu tất yếu khách quan Mặt khác, không phải mọi quan hệ lao động đều được duy trì lâu dài, trong một số trường hợp nhất định NSDLĐ hoặc NLĐ đều có thể chấm dứt hợp đồng lao động của mình BLLĐ 2012 đã quy định cụ thể về các trường hợp sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động từ Điều 35 đến Điều 49 BLLĐ 2012 Tuy nhiên, quy định về vấn đề này BLLĐ không có sự khác biệt giữa lao động chưa thành niên và lao động đã thành niên Thiết nghĩ, nếu như khi giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên, BLLĐ quy định việc tham gia của người đại diện theo pháp luật thì khi thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động cũng phải nên đặt ra vấn đề này.

Về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:

Kỷ luật lao động là phương tiện để NSDLĐ quản lý lao động khoa học và hiệu quả Đồng thời nắm được kỷ luật lao động giúp cho NLĐ biết rõ các nghĩa vụ của mình

Trang 15

và các chế tài dự liệu cho việc vi phạm nghĩa vụ đó Trách nhiệm vật chất là một loại trách nhiệm pháp lý do NSDLĐ áp dụng đối với NLĐ bằng cách buộc NLĐ phải bồi thường những thiệt hại về tài sản gây ra cho NSDLĐ trong khi thực hiện nghĩa vụ làm việc theo hợp đồng lao động Cũng như việc thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động, BLLĐ 2012 một lần nữa lại không có sự phân biệt giữa người lao động chưa thành niên và người lao động đã thành niên Những quy định áp dụng cho người lao động đã thành niên tại Điều 118 đến Điều 132 BLLĐ 2012 cũng được áp dụng cho lao động chưa thành niên Các hình thức kỷ luật lao động như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức, sa thải được áp dụng đầy đủ cho người chưa thành niên Điều này là không phù hợp với đặc điểm của người chưa thành niên.

Trang 16

PHẦN 2: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHƯATHÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM

2.1 Thực tiễn về sử dụng lao động chưa thành niên

Sử dụng lao động chưa thành niên diễn ra là vấn đề nóng hổi hiện nay Theo kết quả từ cuộc Điều tra Quốc gia về Lao động trẻ em, ước tính 9,6% dân số trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 là lao động trẻ em Lao động trẻ em chủ yếu tập trung tại nông thôn 84,9% chiếm hơn ¾ lao động trẻ em Theo kết quả điều tra, phần lớn trẻ em tham gia hoạt động kinh tế là lao động hộ gia đình (2,1 triệu trong số 2,83 triệu, chiếm 74,2%) 88% trẻ hoạt động kinh tế thuộc nhóm 5 11 tuổi, 83% nhóm 12 – 14 và 66% nhóm 15 -17 tuổi là lao động hộ gia đình cho thấy mặc dù phải tham gia lao động hầu hết các em làm trong phạm vi hộ gia đình Nhưng vẫn còn khoảng 513 ngàn em (chiếm 18% tổng số trẻ em tham gia hoạt động kinh tế) làm công ăn lương Mặc dù vậy rất ít trẻ 5 -11 tuổi (3,7%) và trẻ 12 -14 tuổi (9,2%) làm việc theo hình thức này Chỉ đến khi trẻ tương đối trưởng thành (15 -17 tuổi) một tỷ lệ đáng kể (26%) trẻ mới thoát khỏi hộ gia đình và đi làm cho người sử dụng lao động khác Hình thức làm việc này cần được lưu ý do trẻ em khi đi làm thuê dễ bị bóc lột hơn các hình thức khác.Số lượng trẻ em lao động chiếm tỷ lệ khá lớn, đây là thực tế đáng cảnh báo.Trong đó, lao động trẻ em được xem là những lao động do người chưa đủ 18 tuổi thực hiện mà người lao động bị bóc lột, lạm dụng, điều kiện làm việc của các công việc kém, lao động chưa thành niên là những người lao động hợp pháp, được pháp luật cho phép làm việc trong những điều kiện nhất định; còn trẻ em làm việc là việc trẻ em tham gia lao động một cách tự nguyện, hợp pháp, không gây tổn hại cho sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của trẻ, đây là lao động theo hướng tích cực Nhìn chung, lao động trẻ em, trẻ em làm việc và lao động chưa thành niên đều tham gia vào hoạt động kinh tế Như vậy trong tổng số 2,83 triệu trẻ em tham gia hoạt động kinh tế nêu trên đã bao gồm cả lao động chưa thành niên Nhìn chung, những vi phạm về vấn đề sử dụng lao động chưa thành niên hiện nay có rất nhiều điểm nổi bật.

2.2 Thực tiễn về sử dụng lao động chưa thành niên ở Việt Nam

Ở Châu Á có Việt Nam là nước đầu tiên ngoài ra Việt Nam cũng là nước thứ hai

Trang 17

Ngoài ra, Việt Nam cũng phê chuẩn hai Công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế liên quan đến vấn đề lao động trẻ em là Công ước số 138 năm 1973 về độ tuổi lao động tối thiểu, Công ước số 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em kém nhất; nỗ lực trong việc nội luật hóa các quy định pháp luật quốc tế về lao động trẻ em Nhìn chung, nước ta đặt ra quy định với mục đích bảo vệ trẻ em tương đối đầy đủ, hợp lí với luật quốc tế nhưng hiện vẫn còn một số hạn chế Người lao động chưa thành niên có quyền mưu sinh kiếm sống, quyền làm việc Bên cạnh đó, không phải vì lí do đó mà họ có thể thực hiện tất cả loại hình công việc khi lao động Việt Nam có một vài nhược điểm đối với nhóm lao động đặc biệt này Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH), cả nước có khoảng hơn 1,75 triệu lao động trẻ em, phổ biến ở độ tuổi 12 - 13 (chiếm 68,7%) Trong đó, trẻ em chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với 67%, còn lại ngành dịch vụ chiếm 15,5% và công nghiệp - xây dựng chiếm 15,8% Ðáng nói là, trẻ em có nguy cơ làm việc trong các nghề bị cấm sử dụng lao động chưa thành niên hoặc điều kiện lao động độc hại là 1,2 triệu em (chiếm 70% lao động trẻ em) Thời gian làm việc bình quân của các em 42 giờ/tuần Việc cải thiện vấn nạn lạm dụng lao động trẻ em thực sự là thách thức lớn đối với Việt Nam Thực tế, nhiều khi tuyển dụng thường thực hiện sai, trái quy định dẫn đến người lao động phải làm các công việc cực nhọc, độc hại, quá sức, quá thời giờ, làm ban đêm…Vấn đề việc làm đối với lao động chưa thành niên hiện nay còn nhiều bất cập Việc làm trái quy định về đảm bảo điều kiện làm việc và khu vực làm việc cho người lao động chưa thành niên của người sử dụng lao động vẫn còn đang nhức nhối Rất nhiều người lao động chưa thành niên phải làm những công việc quá sức họ gây ảnh hương trầm trọng tới sức khoẻ và tương lai của họ Điều này đã vi phạm nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên được quy định trong BLLĐ 2012.

Khi trẻ em thuộc một trong số nhóm độ tuổi làm việc có giờ làm công việc vượt mức lao động sẽ có thể ảnh hưởng hại đến việc học tập và sự phát triển theo tự nhiên của trẻ em, trẻ em tham gia làm những công đoạn ở các công việc có điều kiện lao động không đạt đủ tiêu chuẩn và công việc nghiêm cấm dùng lao động chưa thành niên theo pháp luật Việt Nam và các quy định quốc tế do Tổ chức Lao động Quốc tế đưa ra Các địa điểm làm việc khó khăn như khu vực khai thác khoáng sản, công trình xây dựng, xưởng sản xuất hay môi trường nhạy cảm như quán bar, nhà hàng, khách sạn …

Trang 18

chủ yếu là nhóm tuổi 15-17 tuổi.Vẫn tồn tại việc sử dụng lao động chưa thành niên làm các công việc nặng nhọc, độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như cậy bẩy đám đóng gạch, làm các công việc trên giàn giáo, trên dầm xà cao, lắp dựng, tháo dỡ giàn giáo trên cao, vận hành máy bào trong các xưởng mộc, vận hành máy và gia công kim loại hoặc làm việc trong môi trường có độ rung, độ ồn, nồng độ bụi, hơi độc, khí độc… cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép Việc đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của lao động trẻ em vẫn còn diễn ra.

Trong quá trình làm việc, lao động chưa thành niên có thể đối mặt với nhiều nguy cơ với các vấn đề sức khỏe và an toàn lao động Trong tổng số người lao động chưa thành niên đã từng bị tai nạn trong quá trình làm việc có khoảng 27,5% lao động bị côn trùng cắn/đốt, gần 19% bị các vết thương bề mặt, trên 13% bị mệt mỏi, trên 4% bị sai khớp hoặc gãy xương và khoảng 2% gặp phải các vấn đề liên quan đến hô hấp Khi tham gia lao động, người lao động chưa thành niên phải đối mặt với nguy cơ gây tổn hại đến sự phát triển bình thường của họ Chẳng hạn như số lao động chưa thành niên làm việc bị ảnh hưởng nặng nề bởi khói bụi và rác chiếm 38,2%, trên 29,1% phải làm việc với các dụng cụ nguy hiểm có khả năng gây ảnh hưởng tới họ, gần 21% làm việc trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, gần 10% làm việc trong môi trường có hóa chất gây hại

Đơn cử như một trường hợp được đăng tải trên báo Lao động, ngày 5/6/2014 với

tiêu đề "Bị bóc lột tàn tệ, 4 phu vàng trẻ chạy trốn khỏi bãi vàng Phước Sơn" Theo bài

viết này, có hàng chục lao động trẻ em làm thuê cho một chủ bãi vàng có biệt danh

"Quang bớp", thuộc Công ty TNHH Phước Minh (trụ sở tại thị trấn Khâm Đức) Hàng

ngày, các em phải làm dưới hầm sâu, ẩm ướt, hạn hẹp, ăn uống kham khổ, nhiều lần đau ốm vẫn bị bắt đi làm Môi trường làm việc của các em thuộc vào danh mục cấm sử dụng lao động chưa thành niên Như vậy vấn đề công việc và nơi làm việc của lao động chưa thành niên tuy đã được quy định rất rõ trong các văn bản pháp luật nhưng việc thực hiện nó trên thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều sai phạm Đa số người lao động chưa thành niên phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, điều kiện về an toàn không được

đảm bảo Một số khác thì làm việc trong môi trường "giúp việc gia đình", khép kín, nhạy

cảm, rất dễ bị xâm phạm và lợi dụng từ phía NSDLĐ Nguyên nhân đi đến tình trạng này một mặt xuất phát từ thiếu hiểu biết pháp luật và mục đích lợi nhuận bằng mọi cách

Ngày đăng: 03/05/2024, 14:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan