phân tích phương thức tín dụng chứng từ lấy 1 bản lc trong thực tế và dịch từ anh sang việt theo đúng form mẫu bản gốc

23 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phân tích phương thức tín dụng chứng từ lấy 1 bản lc trong thực tế và dịch từ anh sang việt theo đúng form mẫu bản gốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệm - Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng người xin mở thư tín dụng cam kết sẽ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN

QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI

Phân tích phương thức tín dụng chứng từ? Lấy 1 bản LC trong thực tế và dịch từ Anh sang Việt theo đúng form mẫu

Trang 2

1.3 Các bên tham gia 3

1.4 Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng 3

CHƯƠNG II LẤY 1 BẢN LC TRONG THỰC TẾ VÀ DỊCH TỪ ANH SANG VIỆT THEO ĐÚNG FORM MẪU BẢN GỐC 10

1 LC gốc của ngân hàng (VCB) 10

3 Bản dịch 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 Phân tích phương thức tín dụng chứng từ

1.1 Khái niệm

- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong một văn bản gọi là thư tín dụng (Letter of credit), viết tắt là L/C

1.2 Đặc điểm

L/C là hợp đồng kinh tế giữa ngân hàng phát hành và người thụ hưởng (người xuất khẩu):

Mọi yêu cầu và chỉ thị của người xin mở L/C đã do NHPH đại diện, do đó, tiếng nói chính thức của người yêu cầu mở L/C không được thể hiện trong L/C Vì vậy, mặc dù một sửa đổi L/C đã được người xuất khẩu và người nhập khẩu đồng ý, nhưng nếu NHPH không chấp nhận thì sửa đổi đó sẽ không có giá trị thực hiện

Ví dụ: Vietcombank thực hiện phát hành L/C (nhập khẩu, nội địa) theo yêu cầu của

doanh nghiệp mua hàng để cam kết thanh toán ngay hoặc thanh toán vào một thời hạn nhất định trị giá của L/C cho người hưởng lợi khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện nêu trong L/C

L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa:

Về bản chất, L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với Hợp đồng ngoại thương hoặc hợp đồng khác (những hợp đồng là cơ sở hình thành giao dịch L/C)

Trong mọi trường hợp, ngân hàng không bị ràng buộc bởi những hợp đồng này Một số nhà nhập khẩu không hiểu hoặc bỏ qua quy tắc này, khi gặp rủi ro trong giao dịch hợp đồng cơ sở đã khiếu nại hoặc ngăn cản việc ngân hàng thanh toán bộ chứng từ xuất trình phù hợp Điều này là không phù hợp với thông lệ quốc tế

Ví dụ: Ngân hàng ACB chỉ căn cứ vào chứng từ xuất trình mà không phụ thuộc vào việc thực hiện hợp đồng ngoại thương (là cơ sở để mở L/C), tình trạng thực tế của hàng hóa, hay các thực hiện khác

Trang 4

L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh toán căn cứ vào chứng từ:

Các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao, do đó, chúng trở thành căn cứ để ngân hàng thanh toán, là căn cứ để nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho ngân hàng, là chứng từ đi nhận hàng của nhà nhập khẩu Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể không được giao hoặc được giao không đúng như ghi trên chứng từ

Ví dụ: Vietcombank thực hiện cam kết thanh toán theo L/C khi nhận được bộ chứng từ

xuất trình phù hợp với điều kiện của L/C, một số chứng từ cần có như: Hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển, bảng kê chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận chất lượng, tờ khai hải quan,

L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ:

Vì giao dịch và thanh toán chỉ bằng chứng từ, nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C Để được thanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C

Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng Thương mại đã ký kết với nhà

xuất khẩu nước ngoài, lập thư xin mở L/C và xuất trình cho VietcomBank với đầy đủ các tài liệu: Đơn yêu cầu mở L/C, quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu), hợp đồng ngoại thương gốc, hợp đồng nhập khẩu uỷ thác, giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ), Cam kết thanh toán, hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm (trường hợp mở L/C trả chậm), hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)

L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo:

Từ bản chất của L/C là chỉ giao dịch bằng chứng từ và khi kiểm tra lại chỉ xem xét trên bề mặt chứng từ, vì vậy mà L/C có thể bị lạm dụng thành công cụ từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán và là công cụ để gian lận, lừa đảo

Ví dụ: Việc kiểm tra bộ chứng từ được điều chỉnh bởi tập quán thực hành thống nhất về

tín dụng chứng từ UCP 600 Tuy nhiên UCP 600 không quy định tất cả các trường hợp nên mỗi ngân hàng sẽ có cách hiểu và giải thích khác nhau Đây có thể là điểm gây tranh cãi giữa các ngân hàng và gây rủi ro cho ngân hàng phát hành

Trang 5

Khi Vietcombank chưa nắm rõ được năng lực tài chính của ngân hàng phát hành đã đồng ý xác nhận L/C theo yêu cầu và sau đó phải lãnh trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng phát hành khi ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán

1.3 Các bên tham gia

Trong TMQT, các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bao gồm:

• Người xin mở thư tín dụng: Là người mua, người nhập khẩu hàng hóa

• Ngân hàng mở thư tín dụng: Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu

• Người hưởng lợi thư tín dụng: Là người Bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định

• Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Là ngân hàng ở nước hưởng lợi

1.4 Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng

(1): Người mua làm đơn xin mở L/C và gửi cho ngân hàng mở L/C, yêu cầu mở L/C cho người bán hưởng

(2): Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người bán thông báo về việc mở L/C và chuyển L/C đến người bán

(3): Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người bán toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C, và khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển ngay cho người bán

(4): Người bán nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người mua và ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng, đến khi chấp nhận mới giao hàng

Trang 6

(5): Sau khi giao hàng, người bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình cho ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo để đòi tiền

(6): Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền cho người bán Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người bán

(7): Ngân hàng mở L/C đòi tiền người mua và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người mua

(8): Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở L/C, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền

1.5 Nguyên tắc

Tín dụng thư hoạt động theo hai nguyên tắc: Độc lập và tuân thủ nghiêm ngặt

Độc lập: Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó được hình thành trên cơ sở của

hợp đồng mua bán, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán Điều này có nghĩa là ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán khi người bán xuất trình đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của L/C Ngân hàng hoàn toàn không quan tâm đến hợp đồng và cũng không quan tâm đến hàng hóa thực

Tuân thủ nghiêm ngặt: Ngân hàng chỉ thanh toán nếu các chứng từ giao hàng hoàn

toàn phù hợp với L/C, đúng với các chỉ dẫn của người mua Theo nguyên tắc này, ngân hàng sẽ kiểm tra kỹ lưỡng và máy móc toàn bộ chứng từ người bán xuất trình Nếu ngân hàng không phát hiện ra những sai biệt, thanh toán nhầm thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm

1.6 Phân loại

Trong thanh toán quốc tế, có nhiều loại thư tín dụng được sử dụng Trong đó, có hai loại thư tín dụng chính là: Thư tín dụng hủy ngang và thư tín dụng không hủy ngang

Thư tín dụng hủy ngang (Revocable letter of credit): Là loại L/C mà ngân hàng

mở L/C và người NK có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ vào bất cứ lúc nào mà không cần sự chấp thuận của người hưởng lợi L/C (bên bán, người XK) Trong thanh toán quốc tế, ít dùng loại L/C này vì L/C hủy ngang thực chất chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết trả tiền chắc chắn

Ví dụ: Công ty quốc tế ABC Limited đã ký hợp đồng mua ba chiếc máy móc từ một

công ty nước ngoài XYZ Vì giao dịch có quy mô toàn cầu, công ty xuất khẩu XYZ yêu cầu một Thư tín dụng để đảm bảo thanh toán, và công ty nhập khẩu ABC yêu cầu ngân hàng của họ phát hành một Loại Thư tín dụng có thể bị huỷ ngang, gửi cho công ty xuất

Trang 7

khẩu XYZ Sau khi công ty xuất khẩu XYZ vận chuyển máy móc thành công, họ liên hệ với ngân hàng phát hành để yêu cầu thanh toán, nhưng ngân hàng từ chối Công ty nhập khẩu ABC khiến tình hình trở nên khó khăn hơn khi thông báo rằng họ không có đủ tiền để thanh toán và phải dựa vào Thư tín dụng, gây rủi ro lừa đảo đối với công ty xuất khẩu XYZ Sau khi điều tra thêm, công ty xuất khẩu XYZ nhận ra rằng Loại Thư tín dụng có thể bị huỷ ngang cho phép ngân hàng từ chối thanh toán Bây giờ, họ phải thu tiền trực tiếp từ công ty nhập khẩu ABC

Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable letter of credit): Là loại thư tín dụng

mà trong thời hạn hiệu lực của nó, ngân hàng không có quyền hủy bỏ hay sửa đổi nội dung thư tín dụng nếu không được sự đồng ý của người hưởng ngay cả khi người yêu cầu mở thư tín dụng (bên mua) ra lệnh hủy bỏ hay sửa đổi thư tín dụng đó Như vậy, thư tín dụng không hủy ngang là cam kết chắc chắn đối với người bán trong việc thanh toán tiền hàng Nên L/C không hủy ngang được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế, đó là loại L/C cơ bản nhất

Ví dụ: Trong một tình huống khác, Công ty quốc tế XYZ đã ký hợp đồng với công ty

nhập khẩu ABC để cung cấp ba chiếc máy móc Cũng giống như trước đó, công ty XYZ yêu cầu một Thư tín dụng để đảm bảo thanh toán, và công ty nhập khẩu ABC yêu cầu ngân hàng của họ phát hành một Loại Thư tín dụng, nhưng lần này không có yêu cầu về khả năng huỷ ngang.Khi công ty XYZ vận chuyển máy móc, họ liên hệ với ngân hàng phát hành để yêu cầu thanh toán, và ngân hàng đồng ý thực hiện giao dịch mà không có vấn đề nào Công ty nhập khẩu ABC thanh toán đúng hẹn, không có khó khăn nào xảy ra trong quá trình thanh toán Trong trường hợp này, mọi giao dịch diễn ra mà không gặp phải vấn đề nào đáng kể

Thư tín dụng không hủy ngang lại có thể có:

Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C): Là

loại L/C không hủy ngang được xác nhận bởi một ngân hàng khác theo yêu của ngân hàng mở L/C “Xác nhận” ở đây có nghĩa là cam kết trực tiếp trả tiền cho người hưởng Thông thường, ngân hàng xác nhận là ngân hàng thông báo thư tín dụng tại nước người bán Loại L/C này, người XK ký phát hối phiếu đòi tiền ngân hàng mở L/C nhưng gửi thẳng cho ngân hàng xác nhận (Confirming bank) để thanh toán Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận nặng hơn ngân hàng mở L/C, do đó ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí xác nhận thường rất cao, có khi lên đến 1% giá trị L/C và đặt cọc tiền ký quỹ, có khi phải ký quỹ tới 100% trị giá L/C tại ngân hàng xác nhận Nguyên nhân có loại L/C này là do người XK không hoàn toàn tin tưởng vào ngân hàng mở L/C và giá trị của L/C tương đối lớn Do đó,

Trang 8

ngân hàng xác nhận đứng ra cam kết trả tiền cho người XK Nên loại L/C này là loại đảm bảo nhất cho quyền lợi của người XK, và người XK thu tiền về cũng rất nhanh

Ví dụ: Công ty quốc tế XYZ đã ký hợp đồng với công ty nhập khẩu ABC để cung cấp

ba chiếc máy móc Công ty XYZ, như bình thường, yêu cầu một Thư tín dụng để đảm bảo thanh toán, và công ty nhập khẩu ABC yêu cầu ngân hàng của họ phát hành một Loại Thư tín dụng, nhưng lần này có xác nhận và không có yêu cầu về khả năng huỷ ngang Khi công ty XYZ vận chuyển máy móc, họ liên hệ với ngân hàng phát hành để yêu cầu thanh toán Ngân hàng tiến hành xác nhận thông qua một quy trình đầy đủ và sau đó thông báo rằng thanh toán sẽ được thực hiện Công ty nhập khẩu ABC cũng xác nhận việc nhận được thông báo thanh toán và chuẩn bị thanh toán đúng hẹn Trong tình huống này, Thư tín dụng không có khả năng huỷ ngang, nhưng có xác nhận từ ngân hàng, làm tăng tính tin cậy và giảm rủi ro trong quá trình thanh toán

Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recource L/C): Là loại L/C mà sau khi người XK đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có

quyền đòi lại từ người XK trong bất cứ trường hợp nào Khi dùng loại L/C này, người XK khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “without recource to drawers” (miễn truy đòi lại người ký phát) và trong L/C cũng phải ghi như vậy

Ví dụ: Trong một tình huống, Công ty quốc tế XYZ đã ký hợp đồng với công ty nhập

khẩu ABC để cung cấp ba chiếc máy móc Công ty XYZ yêu cầu một Thư tín dụng để đảm bảo thanh toán, và công ty nhập khẩu ABC yêu cầu ngân hàng của họ phát hành một Loại Thư tín dụng, nhưng không yêu cầu khả năng huỷ ngang và miễn truy đòi Khi công ty XYZ vận chuyển máy móc, họ liên hệ với ngân hàng phát hành để yêu cầu thanh toán Ngân hàng xác nhận Thư tín dụng và bảo đảm rằng họ sẽ không truy đòi khi công ty nhập khẩu ABC không thanh toán đúng hẹn Công ty nhập khẩu ABC tiến hành thanh toán đúng hẹn và không có vấn đề nào về truy đòi xảy ra Trong tình huống này, Thư tín dụng không có khả năng huỷ ngang và đồng thời được miễn truy đòi, tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên tham gia giao dịch

=> Loại L/C không hủy ngang, miễn truy đòi cũng được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế

1.7 Bộ chứng từ thanh toán

Bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong một văn bản gọi là thư tín dụng (Letter of credit), viết tắt là L/C Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của bên mua cam kết trả cho bên bán hoặc bất kỳ người nào theo lệnh của

Trang 9

bên bán một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định khi bên bán xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định trong bức thư đó

L/C là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nếu thanh toán bằng L/C mà không có L/C thì người XK không giao hàng và như vậy phương thức này cũng không được hình thành

Bộ chứng từ thanh toán có thể bao gồm:

• Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)

• Vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)

• Vận đơn đường sắt (Waybill, bill of freight, railroad bill of lading)

• Vận đơn đường không (Air waybill hoặc Aircraft bill of lading)

• Chứng từ bảo hiểm

• Đơn bảo hiểm (Insurance policy)

• Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate)

• Bảng kê chi tiết (Specification)

• Phiếu đóng gói (Packing list)

• Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity) và giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of weight)

• Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality)

• Các giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh

• Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin - C

2 Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ 2.1 Ưu điểm

Phương thức thanh toán chứng từ nói chung có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương thức thanh toán khác, từ việc bảo đảm được quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia cho đến tính chặt chẽ hơn về mặt pháp lý để giảm thiểu việc xảy ra tranh chấp phát sinh

Đối với người xuất khẩu:

• Khi nhận được tín dụng chứng từ thì nhà xuất khẩu an tâm vì được có sự cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành Nếu vì nguyên nhân nào đó mà nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản thì ngân hàng phát hành tín dụng chứng từ vẫn đảm bảo thanh toán tín dụng chứng từ Ngay cả khi người mua muốn trì hoãn hoặc ngăn cản việc thanh toán thì người bán vẫn có thể được đảm bảo thanh toán nếu người bán thực hiện đúng các điều khoản và điều kiện mà tín dụng chứng từ quy định

Trang 10

• Hạn chế tối đa sự chậm trễ trong việc chuyển chứng từ bởi việc thanh toán được thực hiện khi bộ chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành L/C

• Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm)

• Người xuất khẩu có thể đề nghị chiết khấu L/C để ứng trước tiền sử dụng cho việc sản xuất, mua hàng, chuẩn bị thực hiện hợp đồng

Đối với người nhập khẩu:

• Người nhập khẩu chỉ phải trả tiền khi hàng hóa đã về đến cửa khẩu của nước nhập khẩu

• Người nhập khẩu yên tâm vì người bán sẽ phải tuân thủ những điều khoản và điều kiện theo quy định của tín dụng chứng từ để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền, nếu không người xuất khẩu sẽ không được thanh toán

• Khi vận dụng phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ thì người mua yên tâm vì người bán sẽ tuân thủ những điều khoản và điều kiện kể cả những chứng từ theo quy định của tín dụng chứng từ Ngân hàng mở tín dụng chứng từ thay mặt nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ hoàn hảo thì ngân hàng mới thanh toán

Đối với ngân hàng:

• Ngân hàng thu các loại phí: phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ, … từ người xuất khẩu và nhập khẩu

• Bên cạnh đó, ngân hàng có thể mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, mở rộng ảnh hưởng và phát triển các dịch vụ như: tín dụng tài trợ thương mại, bảo lãnh quốc tế, kinh doanh ngoại tệ

2.2 Nhược điểm

Phương thức tín dụng chứng từ chủ yếu dựa trên chứng từ, đây không phải một phương thức đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thanh toán, trong thực tế vẫn có rủi ro như giả mạo, lừa đảo xảy ra Rủi ro có thể xuất phát từ vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm, nên khi sử dụng tín dụng chứng từ thì kết quả phụ thuộc vào sự hiểu biết kỹ thuật thanh toán, sự vận dụng, tính trung thực và thiện chí của các bên tham gia Những rủi ro hay bất lợi từ phương thức tín dụng chứng từ sẽ tác động đến người xuất khẩu và người nhập khẩu

Đối với người xuất khẩu

Trang 11

• Vì ngân hàng sẽ thu các loại phí; phí mở L/C, phí chuyển tièn, phí thanh toán hộ nên phí phải chi trả cho ngân hàng tương đối cao, gây bất lợi cho người nhập khẩu

• Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nhiều thủ tục rườm rà, trải qua nhiều giai đoạn, do vậy, cần phải am hiểu kỹ thuật ngoại thương và thanh toán quốc tế Nếu sự hiểu biết không nhất quán hoặc không thể đáp ứng một số điều khoản hoặc điều kiện của người nhập khẩu được quy định trong tín dụng chứng từ thì người xuất khẩu có thể không được đảm bảo thanh toán hoặc có thể bị trì hoãn thanh toán

• Trong tín dụng chứng từ không hủy ngang, chỉ có ngân hàng phát hành cam kết thanh toán Nếu như ngân hàng phát hành bị phá sản hoặc luật pháp của quốc gia người mua có những hạn chế thanh toán thì người bán phải chịu những rủi ro do không được thanh toán hoặc thanh toán chậm trễ

Đối với người nhập khẩu

• Vì ngân hàng sẽ thu các loại phí; phí mở L/C, phí chuyển tièn, phí thanh toán hộ nên phí phải chi trả cho ngân hàng tương đối cao, gây bất lợi cho người nhập khẩu, cùng với đó là thủ tục rườm rà, trải qua nhiều giai đoạn

• Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, tất cả các bên đều giao dịch bằng chứng từ Ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán khi người xuất khẩu nộp bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản và điều kiện của tín dụng chứng từ mà không quan tâm đến chất lượng thực tế hàng hóa như thế nào

• Bên cạnh đó người nhập khẩu cũng gặp những bất lợi như: họ không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ trừ khi có sự chấp nhận của người bán và ngân hàng phát hành, phải chịu phí tổn mở tín dụng chứng từ và các chi phí khác

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan