một số biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp đa phương thức cho học sinh lớp 2 qua hoạt động trải nghiệm nói về cuộc sống quanh em

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
một số biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp đa phương thức cho học sinh lớp 2 qua hoạt động trải nghiệm nói về cuộc sống quanh em

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND QUẬN THANH KHÊ TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁMSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP ĐA PHƯƠNG THỨC CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA HOẠT ĐỘNG TR

Trang 1

UBND QUẬN THANH KHÊ TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP ĐA PHƯƠNG THỨC CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

“NÓI VỀ CUỘC SỐNG QUANH EM”

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn:

Họ và tên người thực hiện : Nguyễn Thị Tường Vi Chức vụ : Giáo viên

Sinh hoạt tổ chuyên môn : Tổ 4

Thanh Khê, tháng 12 năm 2019

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 4

I MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

- Nhà Tâm lí học Xô Viết A.A Leeonchev đã viết: “GT là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ” Nhà triết học Đức Ludwig Feuerbach cũng đã viết: “Con người riêng lẻ, như một thứ gì đó biệt lập, không chứa đựng trong nó bản chất người Bản chất người chỉ tồn tại trong GT, trong sự thống nhất của con người với con người, trong sự thống nhất chỉ dựa trên hiện thực của sự khác nhau giữa tôi và bạn ” GT là đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con người, nó không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách mà còn giúp cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động

Đối với HS nói chung, HSTH nói riêng, GT không những có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động chủ đạo trong cấu trúc NL GT là phương thức, công cụ cơ bản để tiếp nhận tri thức Nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của GD TH Để GT thành công, hiệu quả, HS một mặt phải sở hữu và vận hành tốt các phương tiện ngôn ngữ; mặt khác cần có những trải nghiệm cần thiết trong cuộc sống, biết lắng nghe, nhận hiểu thế giới xung quanh Coi trọng GT trong quá trình DH tiếng mẹ đẻ, các nhà GD hiện đại còn đồng thời chú ý đến việc giúp HS có những trải nghiệm xúc cảm cần thiết, học cách “trò chuyện” với vạn vật để có thể tương tác tốt hơn trong các hoạt động DH, GD

- Trong cấu trúc các NL tiếng Việt, nói là NL rất được chú trọng bởi hoạt động nói năng giúp HS gắn kết, thiết lập các mối quan hệ xã hội, tự bộc lộ và khẳng định mình Nếu trẻ cuối bậc TH thực hành các bài tập phát triển NL nói theo những chủ đề mang tính khái quát, trừu tượng như thông điệp hoà bình, vẻ đẹp con người và cuộc sống, ý thức khẳng định mình thì HS các lớp 1, 2, 3 lại chia sẻ về thế giới quanh em theo các chủ đề quen thuộc như bạn trong nhà, gia đình, nhà trường, thiên nhiên rộn rã Trong giai đoạn hiện nay, cùng với định hướng học - TN, các hoạt động luyện nói cho HSTH càng được tăng cường và kết nối chặt chẽ hơn với những

1

Trang 5

tương tác thực tiễn Thiết kế hoạt động TN “Nói về cuộc sống quanh em” cho HS lớp 2 là một thử nghiệm dạy tích hợp nhằm giải quyết bài toán về học thông qua TN đang được đặt ra trong bối cảnh đổi mới GD phổ thông Việt Nam Phát triển các NL chuyên biệt thông qua việc để HS từng bước chạm vào thế giới sinh động, muôn sắc màu mà mỗi ngày các em đều nhìn thấy, nghe thấy, rung động cùng, chính vì lẽ đó, là việc làm có tính cấp thiết Đó cũng là giải pháp sư phạm giúp gia tăng “chất sống” cho các bài nói (viết), khắc phục được tình trạng nói (viết) theo khuôn mẫu, sáo mòn, thiếu sức thuyết phục.

- Chương trình GD phổ thông - chương trình tổng thể ban hành tháng 7/2017 đề cập khá thường xuyên đến “GT đa phương thức” GT đa phương thức chú trọng khai thác cả phương thức GT bằng ngôn ngữ - lời nói và ngôn ngữ - cơ thể lẫn việc sử dụng các phương tiện, công cụ hỗ trợ như hình ảnh, vật thật, mô hình Tham gia hoạt động TN với nhiều phương thức GT khác nhau gắn với các chủ đề gần gũi như cây cối, bạn bè mến thương, chim chóc, sông biển , HS lớp 2 nói riêng, HSTH nói chung sẽ có những TN rất thú vị, đặc biệt là cảm xúc, niềm hứng khởi “Đa phương thức” GT không chỉ giúp HS phát triển NLGT bằng ngôn ngữ mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, rèn luyện kĩ năng sử dụng, huy động các phương thức khác nhau trong việc chuyển tải nội dung thông tin, biểu đạt tình cảm Với các hoạt động học tập - TN, nói - TN, HS có khả năng tự phát triển NLGT đa phương thức, hoàn thành mục tiêu phát triển NL sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giai đoạn mới

Chọn nghiên cứu đề tài Một số biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp đa phương thức cho học sinh lớp 2 qua hoạt động trải nghiệm “Nói về cuộc sống quanh em”, tôi kì vọng có thể bước đầu thử nghiệm tổ chức hoạt động TN - một hoạt động GD bắt buộc trong hệ thống các môn học, hoạt động đặc thù ở nhà trường phổ thông theo hướng tích hợp phát triển NL ngôn ngữ Đây cũng chính là hướng đi nhằm bước đầu hướng đến giải quyết một vấn đề mới đặt ra cho GD Việt Nam trong DH tiếng mẹ đẻ, đó là “DH chú trọng GT đa phương thức”

2

Trang 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a) Mục đích nghiên cứu

Từ những phân tích, đánh giá về lí luận và thực tiễn, đề tài tập trung thiết kế hoạt động TN “Nói về cuộc sống quanh em” nhằm phát triển NLGT đa phương thức cho HS lớp 2.

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống lí luận và thực tiễn về NLGT, hoạt động TN, hoạt động luyện nói và định hướng DH theo quan điểm GT.

- Khảo sát thực trạng phát triển NLGT thông qua tổ chức hoạt động TN ở trường TH.

- Thiết kế hoạt động TN “Nói về cuộc sống quanh em” nhằm phát triển NLGT đa phương thức cho HS lớp 2.

- Thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của hoạt động TN “Nói về cuộc sống quanh em”.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu

- Hoạt động TN nhằm phát triển NLGT đa phương thức cho HS lớp 2 b) Phạm vi nghiên cứu

- NLGT đa phương thức.

- Hoạt động TN “Nói về cuộc sống quanh em” cho HS lớp 2 4 Thời gian nghiên cứu

- Bắt đầu: 10/01/2019 - Kết thúc: 10/12/2019 5 Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Sử dụng để nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài thông qua thu thập, tổng hợp, thống kê và xử lí tài liệu liên quan đến GT đa phương thức và hoạt động TN của HS trong nhà trường TH.

b) Phương pháp điều tra, khảo sát: Sử dụng các phương pháp khảo sát bằng phỏng vấn sâu, quan sát sư phạm để đánh giá NLGT (nói) của HSTH; thực trạng tổ chức hoạt động TN ở trường TH; những khó khăn và nhu cầu tham gia hoạt

3

Trang 7

động TN của người học; đánh giá về hiệu quả bước đầu khi tham gia hoạt động TN được đề xuất trong đề tài.

c) Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sử dụng nhằm kiểm tra tính khả thi của thiết kế hoạt động TN “Nói về cuộc sống quanh em”.

4

Trang 8

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Cơ sở lí luận

a) Năng lực giao tiếp đa phương thức - Định hướng dạy học theo quan điểm giao tiếp + Giao tiếp

GT là một phần tất yếu trong cuộc sống của con người Con người GT theo nhiều cách khác nhau để diễn tả mong muốn, yêu cầu, xây dựng và duy trì mối quan hệ GT là một NL hay kĩ năng đóng vai trò quan trọng, then chốt trong sự phát triển toàn diện của HS bởi hoạt động học tập, vui chơi, TN đều phải thông qua GT, phải từ GT để chiếm lĩnh các kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm sống, từ đó hoàn thiện nhân cách.

Từ góc độ của ngôn ngữ học, G.A Miler nêu nhận định khá giản đơn về GT: “GT xảy ra khi một tin nào đó được truyền từ điểm này sang điểm khác” Nắm được nội hàm của việc GT về mối quan hệ tương tác giữa hành vi lời nói và phi lời nói trong quá trình chuyển tải thông điệp cuộc sống, Saville Troike mang đến định nghĩa khá thú vị: “GT là quá trình chia sẻ ý nghĩa thông qua hành vi lời nói và phi lời nói” Nhóm tác giả Phạm Minh Hạc - Lê Khanh - Trần Trọng Thủy từ việc khẳng định rằng tâm lí con người do khách quan quy định, được nảy sinh bằng hoạt động và giao lưu đã đi đến kết luận: “GT là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ giữa người với người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau” Gắn bó thiết thân với vấn đề GT đa phương thức, định nghĩa của nhóm tác giả Đỗ Hữu Châu - Đỗ Việt Hùng, theo chúng tôi, là khá đầy đủ và thuyết phục: “GT là quá trình trao đổi thông tin giữa ít nhất hai chủ thể GT diễn ra trong một ngữ cảnh và tình huống nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định”.

+ DH theo quan điểm GT:

Bắt đầu từ sự nhận hiểu về GT và vai trò của GT, DH ngôn ngữ theo quan điểm GT trở thành định hướng trung tâm trong nhà trường phổ thông Manh nha từ thập kỉ 40 của thế kỉ XX, quan điểm GT là tư tưởng cơ bản trong DH tiếng ở nhiều nước trên thế giới và nhanh chóng phát triển cùng với quá trình lĩnh hội ngôn ngữ, giao lưu văn hóa, ngôn ngữ Xuất phát từ tiền đề quan trọng về chức năng GT của ngôn ngữ và mối quan hệ của nó với phát triển tư duy, rất nhiều nhà tâm lí học, GD

5

Trang 9

học như L.S Vygotskij, M.R Lvop, A.N Leonchiep, Rodgers, David Nunan, J Richards đã phát triển thành các đường hướng, quan điểm DHGT Vấn đề DH tiếng theo quan điểm GT cũng được đề cập trong chuyên san của Hội Ngôn ngữ ứng dụng thế giới (AILA): “DH ngôn ngữ phải gắn với GT vì GT là chức năng trọng yếu của ngôn ngữ; vấn đề cấu trúc, cú pháp, kiến thức về tự vựng được đưa xuống hàng thứ hai”.

Bắt nhịp với các xu hướng tích cực về phát triển NL ngôn ngữ cho HS trong nhà trường phổ thông, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã bàn luận khá nhiều về DH theo định hướng GT Nhóm tác giả Phan Phương Dung - Đặng Kim Nga cho rằng: “Do ngôn ngữ là phương tiện GT quan trọng nhất của loài người và TV là phương tiện GT quan trọng nhất của người Việt Nam, DHTV theo quan điểm GT là một định hướng đúng đắn Theo quan điểm này, môn TV ở TH phải coi GT là mục tiêu, là nội dung DH và cũng là cách thức hoạt động DH” [7, tr.70] Cũng xuất phát từ quan điểm hành dụng, tác giả Lê Phương Nga đặc biệt chú trọng tư tưởng tối giản hóa quá trình nhận diện, phân tích, phân loại; tối ưu hóa quá trình sử dụng ngôn ngữ nhằm “thỏa mãn cho mục đích dạy tiếng như một công cụ GT”

DH theo quan điểm GT thực chất là “DH vì mục đích GT”, “dạy về GT và dạy trong GT” Muốn vậy, HS cần phải được đặt trong các tình huống GT ở trong bài học hay thông qua hoạt động TN, hoạt động ngoài giờ lên lớp để từ đó biết cách điều chỉnh hành vi ngôn ngữ và hành vi kèm lời Nguyên lí này sẽ dẫn đến những cấu trúc nội dung mang tính đặc thù riêng Chẳng hạn như cách lựa chọn chủ đề, chủ điểm cho các hoạt động thực hành nói, viết; cách sắp xếp các yêu cầu phát triển kĩ năng, từ tích luỹ vốn từ đến hệ thống hoá và cuối cùng là biến vốn từ đó thành những thực thể sống động DH theo quan điểm GT cũng đặt ra vấn đề về lựa chọn phương pháp, phương thức biểu đạt, truyền tải, định hướng Các phương pháp DHTV thường được sử dụng ở TH là phân tích ngôn ngữ, luyện tập theo mẫu và thực hành GT Trong quá trình tổ chức các bài tập thực hành ngôn ngữ, GT vừa là cách thức vừa là mục đích học tập Thông qua GT và bằng con đường GT, HS thường xuyên luyện tập sử dụng lời nói, từ đó kĩ năng GT được hình thành một cách toàn diện và bền vững Hoạt động GT bằng lời nhất định phải thông qua các nhiệm vụ luyện tập tạo lập, sản sinh ngôn bản Bên cạnh đó, sự chi phối của ngữ cảnh, của

6

Trang 10

các yếu tố kèm lời hay hiểu biết về nhân vật GT, của các phương thức GT phong phú và đa dạng cũng là những vấn đề được các nhà GD quan tâm.

+ NLGT đa phương thức

Trong những thập kỉ qua, khái niệm NLGT có những biến đổi nhất định cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và công nghệ Theo cách hiểu truyền thống, từ rất lâu, NLGT gói gọn trong “khả năng biết đọc, biết viết” Năm 1958, tổ chức GD, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) định nghĩa người có NLGT là “người có thể đọc hiểu và viết những câu đơn giản về cuộc sống thường nhật của mình” [25, tr.12] Sau này, các nhà tâm lí học, GD học phân tích khái niệm này theo nhiều chiều kích khác nhau Về nghĩa rộng, NLGT không chỉ giới hạn ở khả năng đọc và viết mà đang ngày càng tiếp tục mở rộng Theo đó, ý nghĩa truyền tải không dừng ở việc chuyển tải thông điệp qua kênh ngôn ngữ tự nhiên mà còn có thể được bổ sung hoặc thậm chí thay thế bằng các kênh khác hoặc sự kết hợp các kênh khác nhau như âm thanh, hình ảnh, cử chỉ, điệu bộ, Nói cách khác, để được coi là có NLGT trong thế giới đương đại thì con người cần phải sở hữu khả năng GT vượt ra khỏi kênh ngôn ngữ viết hay nói “GT đa phương thức” vì vậy là khái niệm được xác lập và ứng dụng mạnh mẽ ở nhà trường phổ thông (Kalantzis and Cope, 2012)

Trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa, đa văn hóa như hiện nay, con người cần phải có khả năng GT phù hợp với các ngữ cảnh xã hội, văn hóa khác nhau Các yếu tố của ngữ cảnh xã hội bao gồm đề tài GT (Field), mối quan hệ của các tham thể trong GT (Tenor), kênh và quy cách GT (Mode) Các yếu tố của ngữ cảnh văn hóa gồm mục đích xã hội (Social purposes) và bối cảnh văn hóa (Cultural settings) Do đó, khía cạnh “văn hóa” hoặc “sự đa dạng xã hội” cũng cần được bổ sung vào khái niệm năng lực GT truyền thống (Kalantzis and Cope, 2012)

Vai trò vô cùng quan trọng của NLGT đối với đời sống của các cá nhân và cộng đồng là điều không thể phủ nhận Có được một quan niệm tiến bộ về NLGT, phản ánh đúng bản chất của GT và vai trò của nó trong xã hội hiện đại là một điều vô cùng quan trọng đối với các nhà nghiên cứu, nhà khoa học làm chương trình và những người hoạch định chính sách về GD

7

Trang 32

Hình thức chia sẻ: HS di chuyển thành vòng tròn theo nhạc, khi nhạc dừng thì bắt cặp ngẫu nhiên, cùng nhau chia sẻ để rút kinh nghiệm.

GV chốt lại các kiến thức, kĩ năng liên quan và nhắc một số kinh nghiệm để HS có thể nói tốt hơn.

- Hoạt động 9 THỬ TÀI SIÊU NHÍ + Hoạt động 9.1 Xác định mục tiêu

HS nói 6-10 câu về câu chuyện của mình (đã giúp đỡ cha mẹ ra sao, hay những kỉ niệm không bao giờ quên về những lỗi lầm của mình… và bài học em rút ra được).

Tương tác cá nhân và nhóm, TN vừa chơi vừa học + Hoạt động 5.2 Thể hiện nội dung

(1) Chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”

Mục đích: Thông qua trò chơi rèn luyện cho HS sự nhanh nhẹn và kích thích hứng thú của các em giúp các em nhận diện được từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

Chuẩn bị: 4 bộ thẻ bài, mỗi bộ 52 cây ghi các từ đồng nghĩa và trái nghĩa Từ đồng nghĩa thẻ đỏ, từ trái nghĩa thẻ xanh những từ đó gắn liền, xoay quanh cuộc sống gần gũi của các em.

Cách chơi: GV chia lớp thành 8 nhóm, chia thành 2 lượt chơi, mỗi lượt 4 đội, một đội từ 4 – 6 HS Mỗi đội chơi riêng một bộ thẻ bài Các bạn trong một đội lần lượt cầm quyền phát bài (được chọn đánh thẻ bài đồng nghĩa hay trái nghĩa) các bạn còn lại phải đánh theo ai nhanh và đúng nhất sẽ được ăn cái thẻ còn lại của các bạn Nếu bạn nào cũng sai thì coi như hòa được quyền rút thẻ bài về Đánh đến khi hết bài Ai được nhiều thẻ bài nhất thì bạn đó là người chiến thắng.

Kết quả mong đợi: HS cũng cố và nắm được các từ đồng nghĩa và trái nghĩa (2) Chơi trò chơi: “Thử tài đối đáp”

Mục đích: Thông qua trò chơi rèn luyện cho HS sự nhanh nhẹn và kích thích hứng thú của các em giúp các em biết cách sử dụng đặt câu với các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

Cách chơi: Chia lớp thành 8 đội như ban đầu Các đội sẽ thi với nhau xem đội nào đặt được nhiều câu có chứa từ đồng nghĩa hay trái nghĩa do GV đưa ra, đội

29

Trang 33

nào đặt được nhiều câu có chứa từ đồng nghĩa, trái nghĩa, câu đó có ý nghĩa sẽ chiến thắng.

Kết quả mong đợi: HS chơi một cách tích cực, đặt được 3-5 câu có chứa từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

+ Hoạt động 1.3 Tổng kết hoạt động TN

Yêu cầu HS chia sẻ về những thu hoạch (kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm ) mà các em thu được sau khi tham gia hoạt động TN nhỏ.

Câu hỏi chia sẻ: Nói 2 điều em cảm thấy ấn tượng, phấn khích và tâm đắc nhất và 1 điều em chưa hài lòng khi tham gia hoạt động TN

Hình thức chia sẻ: HS di chuyển thành vòng tròn theo nhạc, khi nhạc dừng thì bắt cặp ngẫu nhiên, cùng nhau chia sẻ để rút kinh nghiệm.

GV chốt lại các kiến thức, kĩ năng liên quan và nhắc một số kinh nghiệm để HS có thể nói tốt hơn.

b) Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm

- Các hoạt động đã được thiết kế khá chi tiết Nhưng tùy vào từng đối và môi trường để tổ chức sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

- Tổ chức các hoạt động sau tuần học chính khóa với các chủ điểm của môn TV, có gắn với các hoạt động TN để làm nền móng cho các em.

- Để tổ chức tốt các hoạt động TN thì tùy vào tình hình của từng trường, lớp, cơ sở vật chất hạ tầng để điều chỉnh, chọn những hoạt động TN phù hợp có thể sáng tạo ra nhiều hoạt động hơn, hay giảm bớt cho phù hợp.

- Tùy vào đặc điểm HS của từng vùng, từng lớp có thể điều chỉnh mục tiêu cần đạt, độ khó và tần suất của các hoạt động sao cho phù hợp.

- Hoạt động TN phải được lên kế hoạch chi tiết và đặc biệt chú ý khâu chuẩn bị vì nó đóng vai trò quyết định thành bại của hoạt động.

4 Kết quả thực hiện

a) Kết quả thu nhận được từ HS

Để có cơ sở đánh giá xác đáng kết quả của quá trình thực nghiệm, tôi tiến hành thu nhận những thông tin từ HS thông qua các phiếu khảo sát sau mỗi hoạt động và phiếu điều tra khi kết thúc đợt thực nghiệm.

Quá trình xử lí, thống kê đã cho ra kết quả cụ thể như sau: 30

Ngày đăng: 05/05/2024, 22:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan