mô đun cơ sở chung của giáo dục nghề nghiệp

148 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
mô đun cơ sở chung của giáo dục nghề nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

4 BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC HỌC NGHỀ NGHIỆP * MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Học xong mô đun này, người học có khả năng:-- Kiến thức: Trình bày được mục tiêu và đặc điểm của giáo dục nghề nghiệ

Trang 1

1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-

MÔ ĐUN: CƠ SỞ CHUNG CỦA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP (Tài liệu giảng dạy Nghiệp vụ sư phạm cho Nhà giáo dạy Trình độ

Cao đẳng, Trung cấp)

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 586/QĐ CĐNCN ngày 29 tháng 07 năm -2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội)

Hà Nội, năm 2022

Trang 2

2 MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC HỌC NGHỀ NGHIỆP 4

1.Khái niệm nghề nghiệp và giáo dục nghề nghiệp 4

1.1.Nghề nghiệp 4

1.2.Giáo dục nghề nghiệp 9

2.Mục tiêu và đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp 9

2.1.Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp 9

2.2.Đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp 10

3.Các mô hình và phương thức đào tạo nghề 10

3.1.Các mô hình đào tạo nghề 10

3.2.Các phương thức đào tạo nghề 12

4.Hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và một số nước trên thế giới 12

4.1.Cơ sở pháp lí của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 12

4.2.Hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 16

4.3.Mô hình giáo dục nghề nghiệp của một số nước trên thế giới 24

5.Thực hành/Thảo luận 25

5.1.Các mô hình và phương thức đào tạo nghề 25

5.2.Cơ sở pháp lí của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 25

5.3.Mô hình giáo dục nghề nghiệp của một số nước trên thế giới 25

BÀI 2: CƠ SỞ TÂM LÝ CỦA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 28

1.Khái niệm, bản chất và tầm quan trọng của tâm lí học giáo dục nghề nghiệp đối với nhà giáo 28

1.1.Khái niệm tâm lí học giáo dục nghề nghiệp 28

1.2.Bản chất của tâm lí học giáo dục nghề nghiệp 28

1.3.Tầm quan trọng của tâm lí học giáo dục nghề nghiệp đối với nhà giáo 29

2.Cơ sở tâm lí của hoạt động học 29

2.1.Sự phát triển tâm lí của người học nghề 29

2.2.Bản chất tâm lí của học tập 37

2.3.Phong cách học tập 38

2.4.Các lí thuyết học tập 44

2.5.Mô hình học tập của người học nghề 51

3.Cơ sở tâm lí của hoạt động dạy 53

3.1.Đặc điểm, vai trò của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp 53

3.2.Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp 54

3.3.Thái độ, cảm xúc, tính cách và hành vi của nhà giáo trong lớp học 70

3.4.Cơ sở tâm lí của dạy lí thuyết, thực hành và tích hợp 72

3.5.Giảng dạy hiệu quả trong lớp học 86

4.Thực hành/Thảo luận 88

4.1.Tầm quan trọng của tâm lí học giáo dục nghề nghiệp đối với nhà giáo 88

4.2.Sự phát triển tâm lí của người học nghề 88

Trang 3

3

4.3.Phong cách học tập và các mô hình học tập của người h ọc nghề 88

4.4.Giảng dạy hiệu quả trong lớp học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 88

BÀI 3: QUÁ TRÌNH DẠY – HỌC NGHỀ 90

1.Những vấn đề chung của quá trình dạy - học nghề 90

1.1.Khái niệm quá trình dạy - học nghề 90

1.2.Các thành tố của quá trình dạy - học nghề 90

1.3.Bản chất của quá trình dạy - học nghề 92

1.4.Nhiệm vụ dạy học nghề 92

1.5.Logic của quá trình dạy - học nghề 93

1.6.Nguyên tắc dạy - học nghề 95

2.Phương pháp dạy học nghề 102

2.1.Khái niệm phương pháp dạy học nghề 102

2.2.Đặc điểm của phương pháp dạy học nghề 104

2.3.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học thường sử dụng trong đào tạo nghề 104

3.Hình thức tổ chức dạy - học nghề 127

3.1.Khái niệm hình thức tổ chức dạy - học nghề 127

3.2.Các hình thức tổ chức dạy - học nghề 127

4.Thực hành/Thảo luận 129

4.1.Các thành tố của quá trình dạy - học nghề 129

4.2.Logic của quá trình dạy - học nghề 129

4.3.Các nguyên tắc, phương pháp và hình thức dạy - học nghề 129

BÀI 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 135

1.Mục đích và nội dung hoạt động giáo dục nghề nghiệp 135

1.1.Mục đích thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp 135

1.2.Nội dung hoạt động giáo dục nghề nghiệp 135

2.Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp 142

2.1.Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp 142

2.2.Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp 142

3.Thực hành/Thảo luận 148

3.1.Nội dung hoạt động giáo d ục nghề nghiệp 148

3.2.Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp 148

Trang 4

4

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC HỌC NGHỀ NGHIỆP * MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Học xong mô đun này, người học có khả năng:

Kiến thức: Trình bày được mục tiêu và đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp; các mô hình và phương thức đào tạo nghề; hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và mô hình giáo dục nghề nghiệp của một số nước trên thế giới

- Kĩ năng: Áp dụng được mô hình và phương thức đào tạo nghề vào thiết kế và tổ chức dạy học trong giáo dục nghề nghiệp

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động, linh hoạt áp dụng các mô hình và phương thức đào tạo nghề vào thiết kế và tổ chức dạy học trong giáo dục nghề nghiệp

* NỘI DUNG CỦA BÀI HỌC

1 Khái niệm nghề nghiệp và giáo dục nghề nghiệp 1.1 Nghề nghiệp

Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội

Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động + Những nghề làm thợ: Nghề lái xe, lái tàu, nghề xây dựng, nghề khai thác tài nguyên.v.v Nhóm nghề này có những yêu cầu tâm lý chung là:

- Năng lực thiết kế - kỹ thuật - Năng lực cảm giác vận động

- Năng lực phối hợp các cảm giác và kiểm tra bằng cảm giác - Phẩm chất chú ý tốt

- Trí nhớ trực quan và hành động

+ Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính: Nghề kế toán thống kê, tài vụ, thủ kho, thủ quỹ, chấm công.v.v Những yêu cầu tâm lý chung của nhóm nghề này là:

- Bình tĩnh, chín chắn, thận trọng, ngăn nắp, trật tự - Chấp hành những công việc có tính chất sự vụ - Có năng lực giữ trật tự, nghiêm túc khi làm việc - Có năng lực phân loại tài liệu

- Có trí nhớ tốt đối với những công việc đã giải quyết cũng như đối với thủ tục quy chế cần thiết cho việc giải quyết công việc

Trang 5

5

+ Những nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc với con người: gồm những nghề có tính chất hướng dẫn giáo dục: Sư phạm, y tế, đốc công, đội trưởng sản xuất.v.v ; những nghề có tính chất phục vụ: nhân viên thư viện, thư ký, nhân viên bảo hiểm, phiên dịch, phục vụ giao thông hành khách, hướng dẫn viên du lịch, phục vụ sinh hoạt những yêu cầu tâm lý chung đối với nghề này là:,

- Có thái độ mềm dẻo, biết kiềm chế, cương quyết - Tế nhị, có tác phong sâu sát

- Có năng lực giao tiếp và truyền đạt tư tưởng

- Có hứng thú đối với công tác tiếp xúc với cá nhân và tập thể

+ Những nghề trong lĩnh vực kỹ thuật: Nghề kỹ thuật rất gần với nghề thợ Đó là nghề của các kỹ sư thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất Những nghề này đòi hỏi những phẩm chất tâm lý:

- Có hứng thú với việc thiết kế máy móc, công cụ - Có năng lực tưởng tượng kỹ thuật, tư duy kỹ thuật - Lĩnh hội nhanh các vấn đề kỹ thuật

+ Những nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật: Nghệ sỹ biểu diễn, điện ảnh, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các loại nghệ thuật hội hoạ, trang trí, điêu khắc, hoạ sỹ, kiến trúc, nhiếp ảnh, các nghề văn học, âm nhạc, vũ đạo, xiếc những yêu cầu tâm lý đối với, nghề:

- Có hứng thú với sáng tạo nghệ thuật - Say mê, kiên trì tập luyện

- Có trí nhớ hình ảnh, trực quan hoàn thiện

- Có những năng khiếu đặc biệt tương ứng với yêu cầu của từng nghệ thuật

+ Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Đó là những nghề tìm tòi, phát hiện các quy luật trong đời sống xã hội, trong thế giới tự nhiên cũng như trong tư duy con người Yêu cầu tâm lý đối với nhóm nghề này là:

- Say mê tìm kiếm chân lý

- Luôn luôn học hỏi, tôn trọng sự thật, thái độ thật khách quan trước đối tượng nghiên cứu

- Khiêm tốn, trung thực, bảo vệ chân lý đên cùng

+ Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên là những nghề chăn nuôi gia súc, : gia cầm, thuần dưỡng súc vật, nghề trồng trọt, khai thác gỗ, trồng rừng, trồng hoa và cây cảnh, như cán bộ kỹ thuật chăn nuôi, thú y, các nghề canh nông , những yêu cầu tâm lý chung đối với các nghề này là:

Trang 6

6

- Có hứng thú với việc áp dụng tri thức vào việc biến đổi tự nhiên - Thích tiếp xúc với thiên nhiên

- Kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ, chu đáo, chính xác + Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt

Thuộc lĩnh vực lao động này, ta thấy có những công việc như lái máy bay thí nghiệm, du hành vũ trụ, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, thám hiểm Những người làm nghề này phải có lòng quả cảm, ý chí kiên định, say mê với tính chất mạo hiểm của công việc, không ngại khó khăn, gian khổ, không ngại hi sinh, thích ứng với cuộc sống không ổn định

c) Công thức nghề

Người ta nhận thấy rằng nghề nào cũng có 4 dấu hiệu cơ bản là: + Đối tượng lao động

Đối tượng lao động là hệ thống những thuộc tính, những mối quan hệ qua lại của các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà ở cương vị lao động nhất định, con người phải tác động vào chúng

Căn cứ vào đối tượng lao động, người ta chia các nghề ra thành 5 kiểu Đó là:

- Nghề Người tiếp xúc với thiên nhiên ký hiệu là- Nt - Nghề Người tiếp xúc với kỹ thuật ký hiệu là- Nk - Nghề Người tiếp xúc với người ký hiệu là- N2 - Nghề Người tiếp xúc với các dấu hiệu ký hiệu là- Nd - Nghề Người tiếp xúc với nghệ thuật ký hiệu là- Nn + Mục đích lao động

Mục đích lao động là kết quả mà xã hội đòi hỏi, trông đợi ở người lao động Mục đích cuối cùng của lao động trong nghề phải trả lời được câu hỏi: “Làm được gì?”

Căn cứ vào mục đích lao động, người ta chia các nghề thành 3 dạng sau đây:

T

- Nghề có mục đích nhận thức đối tượng ký hiệu là N - Nghề có mục đích biến đổi đối tượng ký hiệu là B

- Nghề có mục đích tìm tòi, phát hiện, khám phá những cái mới ký hiệu là + Công cụ lao động

Trang 7

7

Công cụ lao động bao gồm các thiết bị kỹ thuật, các dụng cụ gia công, các phương tiện làm tăng năng lực nhận thức của con người về các đặc điểm của đối tượng lao động, làm tăng sự tác động của con người đến đối tượng đó Những máy móc để biến đổi năng lượng, xử lý thông tin, đo lường chất lượng sản phẩm, những công thức và quy tắc tính toán cũng được coi là công cụ lao động

Căn cứ vào công cụ lao động, người ta chia các nghề thành 4 loại sau đây:

- Nghề với những hình thức lao động chân tay ký hiệu là Lt - Nghề với những công việc bên máy ký hiệu là Lm1 - Nghề làm việc bên máy tự động ký hiệu là Lm2

- Nghề lao động bằng những công cụ đặc biệt như ngôn ngữ, chỉ ký cử hiệu là Lđ

+ Điều kiện lao động

Điều kiện lao động ở đây được hiểu là những đặc điểm của môi trường

- Nghề cần phải tính đến môi trường đạo đức, chính trị là chủ yếu ký hiệu - Nghề được tiến hành trong không gian sinh hoạt bình thường ký hiệu là - Nghề làm trong khoảng không gian khoáng đạt, gần gũi với thiên nhiên ký hiệu là Kk

- Nghề được tiến hành trong điều kiện đặc biệt ký hiệu là Kđ Tổ hợp các dấu hiệu Kiểu, Dạng, Loại, Nhóm của một nghề cho ta công thức của nghề đó Ví dụ:

1) Công thức của nghề dạy học là: N2BLđĐ (N2: Nghề Người tiếp - xúc với người, B: Nghề có mục đích biến đổi đối tượng, Lđ: Nghề lao động bằng những công cụ đặc biệt như ngôn ngữ, cử chỉ, Đ: Nghề cần phải tính đến môi trường đạo đức, chính trị là chủ yếu)

2) Công thức của nghề lái xe là: NkBLm1Kk

Tuy nhiên, công thức nghề cũng chỉ bảo đảm mức độ tượng đối chính xác về các dấu hiệu nói trên Hiện nay, việc phân loại nghề theo công thức nghề là một bước tiến mới trong quá trình nhận thức thế giới nghề nghiệp Đến đây ta thấy rằng, có một số nghề chung nhau công thức Do vậy, nếu không chọn được một nghề nào đó, ta có thể chọn cho mình một nghề khác có cùng công thức

Trang 8

8

Cũng có những nghề khác nhau nhiều hoặc ít về công thức nghề Một người sẽ rất khó chuyển từ nghề này sang nghề khác mà giữa hai nghề ấy có sự khác biệt quá lớn trong công thức nghề

Ví dụ như nghề điện công nghiệp

1) Đối tượng lao động: hệ thống điện, nhà máy điện, hệ thống quản lý điện, lưới điện, các khí cụ điện công nghiệp, hệ thống điện công nghiệp trong sản xuất.

2) Mục đích lao động: xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống sản xuất điện; xây dựng và vận hành hệ thống lưới điện phân phối điện công nghiệp hoạt động ổn định, an toàn; xây dựng hệ thống điện đưa điện công nghiệp vào trong sản xuất.

3) Công cụ lao động: các phần mềm thiết kế và quản lý hệ thống điện, các công cụ xây lắp bảo trì điện

4) Điều kiện lao động:

- Đối với công nhân xây lắp và vận hành hệ thống điện công nghiệp: làm việc ngoài trời, đôi khi làm việc trên các địa hình phức tạp;

- Đối với kỹ sư vận hành và thiết kế: làm việc tại văn phòng, tuy nhiên cũng phải đi khảo sát thực tế, đôi khi làm việc trên các địa hình phức tạp

d) Sự phù hợp nghề

Sự phù hợp nghề được thể hiện ở ba chỉ số sau: Tốc độ làm việc, Chất lượng công việc, Tính vô hại của công việc đối với người lao động

- Tốc độ làm việc: Tốc độ làm việc là mặt biểu hiện kết quả lao động trên những số lượng sản phẩm cụ thể

Mỗi nghề có tốc độ làm việc riêng mà người lao động phải đảm bảo thì mới hoàn thành được khối lượng công việc trong định mức lao động Khi tính đến tốc độ làm việc người ta chú ý tới thời gian cần dùng cho những thao tác để làm ra số sản phẩm theo mức lao động hàng ngày

Tốc độ làm việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ kỹ năng, kỹ xảo mà người lao động có được, khí chất của người lao động và còn ở chỗ người lao động có xây dựng được cho mình một phong thái làm việc với tính chất và phương pháp lao động nghề nghiệp hay không

Tốc độ làm việc có thể tăng lên khi người ta biết loại trừ những động tác thừa và hợp lý hoá các khâu sản xuất, quy trình thực hiện công việc

- Chất lượng công việc: Chất lượng công việc được thể hiện ở độ chính xác về phương diện kỹ thuật và công nghệ học trên các sản phẩm Chất lượng công việc tỷ lệ nghịch với số lượng thứ phẩm và phế phẩm

Trang 9

9

Chất lượng công việc càng tốt bao nhiêu thì phế phẩm và thứ phẩm càng giảm bấy nhiêu Như vậy, chất lượng công việc là đảm bảo độ bền, độ tốt của sản phẩm Có những nghề như nghề dạy học thì không cho phép tạo ra thứ phẩm

- Tính vô hại của công việc đối với người lao động: Một trong những chỉ số quan trọng của sự phù hợp nghề là người lao động không mắc bệnh tật do nghề nghiệp gây ra hoặc công việc hàng ngày trong nghề không có tác dụng làm giảm sút thể lực, làm suy nhược tinh thần của họ

Nếu một người nào đó làm việc với tốc độ nhanh, đảm bảo đúng quy cách sản phẩm nhưng lại chóng mệt mỏi, dễ sinh ốm đau thì vẫn bị coi là không hợp nghề

Để xác định sự phù hợp nghề cần tiến hành giám định tâm lý nhằm nghiên cứu những mối quan hệ qua lại giữa nhân cách người lao động và hoạt động lao động đó Trên cơ sở nghiên cứu những mối quan hệ đó, giám định tâm lý - lao động sẽ đi đến những kết luận cần thiết về sự phù hợp hay không phù hợp nghề của một người cụ thể nào đấy

1.2 Giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên (Luật Giáo dục nghề nghiệp, 2014)

Hoạt động giáo dục nghề nghiệp là quá trình hướng dẫn, tổ chức, điều khiển học sinh, sinh viên học nghề giải quyết hệ thống nhiệm vụ dạy học nhằm giúp cho các em lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và các phẩm chất đạo đức của nghề nghiệp để hình thành năng lực, phẩm chất nhân cách cho người học nghề

2 Mục tiêu và đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp 2.1 Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

Điều 36 Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp (Luật Giáo dục 2019) Giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học trình độ cao hơn

Trang 10

10

Điều 4 Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp (Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)

1 Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn

2 Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;

b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc

2.2 Đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp

- Giáo dục nghề nghiệp thực hiện mục tiêu kép: vừa phổ cập nghề cho người lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động

- GDNN giữ vai trò quan trọng trong đào tạo nguốn nhân lực - GDNN gắn bô chặt chẽ với thị trường lao động

- GDNN hướng vào đào tạo những người lao động trực tiếp vận hành, sản xuất

- GDNN có tính mở và liên thông 3 Các mô hình và phương thức đào tạo nghề 3.1 Các mô hình đào tạo nghề

1) Mô hình liên kết đào tạo

Đào tạo nghề kép (Dual VET) được xem như là ‘thương hiệu’ của hệ thống đào tạo nghề của CHLB Đức Yếu tố quan trọng nhất của mô hình đào tạo

Trang 11

11

kép là sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, DN và các đối tác xã hội, trong đó DN giữ vai trò là một chủ thể chính trong chu trình đào tạo Trong mô hình này, thời gian học lý thuyết tại trường nghề khoảng 30% thời gian đào tạo, 70% thời gian còn lại người học được trải nghiệm thực tế tại nơi làm việc DN xây dựng chương trình đào tạo dựa trên phân tích nghề, tuyển học viên, triển khai đào tạo tại DN và đánh giá, xét công nhận người học tốt nghiệp

Cách tiếp cận này đã được thí điểm tại mô hình liên kết đào tạo (cooperative training) từ năm 2015 trong khuôn khổ Chương trình hợp tác Việt Đức"Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam" (Chương trình TVET) ở 03 cơ sở GDNN tại Việt Nam gồm: (1) Trường CĐ Kỹ nghệ II, (2) Trường CĐ Công nghệ Quốc tế LILAMA 2, (3) Trường CĐ Cơ giới và Thủy lợi với khoảng 40% thời gian thực hành tại doanh nghiệp

Các cơ sở GDNN tham gia thí điểm đã thành lập hội đồng tư vấn nghề như một cơ chế phối hợp có hệ thống giữa cơ sở GDNN, DN hợp tác, hiệp hội DN có liên quan và cơ quan quản lý nhà nước nhằm mục đích quản lý và hỗ trợ quá trình liên kết đào tạo

2) Đào tạo gắn kết với doanh nghiệp

“Học dựa trên làm việc thực tế” (work based learning) tại DN trong -chương trình đào tạo GDNN Mỗi cơ sở GDNN triển khai thí điểm ít nhất đối với 01 lớp và cơ sở GDNN phối hợp với DN từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo đến triển khai và đánh giá kết quả Chương trình đào tạo được thống nhất giữa trường và DN tham gia trong đó phân chia rõ mục tiêu, nội dung, thời gian đào tạo tại cơ sở GDNN và DN trong đó đào tạo tại DN chiếm ít nhất 25% thời lượng của cả chương trình đào tạo

HĐKNNĐP do từng cơ sở GDNN thành lập, gồm các đại diện từ DN (TTLĐ địa phương/khu vực), các đại diện của các bên hữu quan (các cơ quan tổ chức ngành, chính quyền địa phương), đại diện cơ sở GDNN (cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ khác nếu thích hợp)

3) Đào tạo có sự tham gia của doanh nghiệp

Ban tư vấn gồm 15 thành viên gồm đại diện 4 bên với vai trò cụ thể như

- VCCI: Điều phối hoạt động và hỗ trợ hoạt động của Ban Tư vấn - Cơ sở GDNN: Tiếp nhận ý kiến, áp dụng vào thực tế, đánh giá điều

Trang 12

12

Chức năng của Ban tư vấn ngành Logistics như sau:

- Đẩy mạnh quảng bá đào tạo nghề thông qua các hoạt động hợp tác chặt chẽ giữa HH, DN, nhà trường & cơ quan quản lý

- Xem xét, góp ý và thông qua tiêu chuẩn nghề - Tham vấn để nâng cao chất lượng đào tạo nghề

- Đề xuất đưa ra những thay đổi trong tài liệu giảng dạy phù hợp nhu cầu thực tế và tiếp cận tiêu chuẩn, trình độ quốc tế

- Kết nối cơ chế dạy và học phối hợp giữa nhà trường và DN

- Xem xét và đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo sinh viên nhằm tạo điều kiện cho các DN có thể tuyển dụng nguồn nhân lực với kỹ năng và kiến thức chất lượng

Các thành viên Ban tư vấn tham dự các cuộc họp định kỳ theo yêu cầu (3 tháng/ lần hoặc theo yêu cầu) và tích cực tham gia vào công việc của hội đồng Các thành viên Ban tư vấn ngành Logistics làm việc với tình thần hợp tác, chuyên nghiệp, tôn trọng nhau để tôn trọng vai trò và chuyên môn của từng thành viên Các thành viên cũng sẽ cần nghiên cứu các tài liệu trước mỗi cuộc họp khi cần thiết và xác nhận biên bản cuộc họp

3.2 Các phương thức đào tạo nghề

Trong tổ chức quản lý đào tạo, ngoài đào tạo theo niên chế (truyền thống) sẽ có thêm 2 phương thức đào tạo mới: Đào tạo theo tích lũy mô đun và đào tạo theo tích lũy tín chỉ Các cơ sở GDNN có quyền lựa chọn phương thức đào tạo theo điều kiện của từng cơ sở

Theo phương thức đào tạo này, hệ thống GDNN sẽ là hệ thống mở, linh hoạt, đảm bảo liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng nghề hoặc với các nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân; người học được coi là trung tâm của quá trình đào tạo, được học theo năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, có thể học nhiều nội dung trong cùng thời gian và được công nhận theo hình thức tích lũy các năng lực; người học có thể học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân người học

4 Hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và một số nước trên thế giới 4.1 Cơ sở pháp lí của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam

Luật Giáo dục (Luật số 43/2019/QH14 của Quốc hội), ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2019

Luật Giáo dục nghề nghiệp, ngày 27 tháng 11 năm 2014; Về tổ chức hoạt động :

Trang 13

13

Nghị định số 48/2015/NĐ CP ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ -Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Nghị định số 143/2016/NĐ CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính -phủ Quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

Thông tư số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH BGDĐT- -BNV ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ - -Nội vụ Về việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp công lập cấp huyện thành - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường- xuyên;

Thông tư số 42/2015/TT BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ -Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp;

Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo thường xuyên;

Thông tư số 57/2015/TT BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ -Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

Thông tư số 46/2016/TT BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ -Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về Điều lệ trường cao đẳng;

Thông tư số 47/2016/TT BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ -Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về Điều lệ trường trung cấp;

Về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp:

Quyết định số 1956/2009/QĐ TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ -tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Quyết định số 46/2015/QĐ TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ -tướng Chính phủ Về việc Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

Quyết định số 63/2015/QĐ TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ -tướng Chính phủ Về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất;

Trang 14

14

Quyết định số 53/2015/QĐ TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ -tướng Chính phủ Về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp;

Thông tư số 28/2015/TT BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 Bộ Lao -động Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của -Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ Về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Thông tư số 44/2016/TT BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 Bộ Lao -động Thương binh và Xã hội Hướng dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù;

Về xây dựng chương trình:

Quyết định số 1981/2016/QĐ TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ -tướng Chính phủ Phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân;

Quyết định số 1982/2016/QĐ TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ -tướng Chính phủ Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Quyết định số 01/2017/QĐ TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ -tướng Chính phủ ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân;

Thông tư số 03/2017/TT BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ -Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về quy trình xây dựng thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

Thông tư số 04/2017/TT BLĐTBXH ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Bộ -Lao động Thương binh và Xã hội Ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

Về giáo viên:

Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ Quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;

Trang 15

15

Thông tư số 29/2015/TTLT- BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung - một số điều của Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC- BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ Về chế -độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;

Thông tư Số: 40/2015/TT BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ -Lao động Thương binh và Xã hội Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp;

Thông tư 06/2017/TT BLĐTBXH ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao -động Thương binh và Xã hội Quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;

Thông tư số 07/2017/TT BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ -Lao động Thương binh và Xã hội Quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;

Thông tư số 08/2017/TT BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ -Lao động Thương binh và Xã hội Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;

Về tuyển sinh:

Thông tư số 05/2017/TT BLĐTBXH ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Bộ -Lao động Thương binh và Xã hội Quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

Về công tác tài chính:

Nghị định số 16/2015/NĐ CP ngày14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ -Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghị định số 86/2015/NĐ CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ -Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 2016 đến năm học 2020 –- 2021;

Thông tư số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ- CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 2016 đến năm học - 2020 - 2021;

Trang 16

16

Thông tư số 152/2016/TT BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài -chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dới 3 tháng;

Quyết định số 79/2014/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2014 của -UBND tỉnh về việc quy định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh;

Quyết định số 63/QĐ UBND ngày 18 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh -về việc quy định định mức chi phí đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh;

Về công tác kiểm tra, thanh tra:

Nghị định số 79/2015/NĐ CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ -Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp 4.2 Hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam

Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học

– Giáo dục mầm non: Nhà trẻ và Mẫu giáo;

– Giáo dục phổ thông: Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; – Giáo dục nghề nghiệp: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;

– Giáo dục đại học: Đại học, thạc sỹ và tiến sỹ

Ngày đăng: 05/05/2024, 22:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan