thực trạng của hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn tại cơ sở giáo dục mầm non mình đang công tác từ thực trạng đó hãy đề xuất những giải pháp

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng của hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn tại cơ sở giáo dục mầm non mình đang công tác từ thực trạng đó hãy đề xuất những giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMBÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓABỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NONCHUYÊN ĐỀ 5: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐỒNGNGHIỆP PHÁT TRIỂN

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA

BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON

CHUYÊN ĐỀ 5: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐỒNGNGHIỆP PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NONMÌNH ĐANG CÔNG TÁC TỪ THỰC TRẠNG ĐÓ, HÃY ĐỀ XUẤTNHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CHẤT LƯỢNG HỖ TRỢ ĐỒNGNGHIỆP PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN GDMN

Họ và tên học viên: THÁI THỊ HÀ CHINgày, tháng, năm sinh: 01/5/1971

Đơn vị công tác: Trường MN Sao Mai 1/Phòng GD-ĐT Quảng Điền/ SởGD-ĐT Thừa Thiên Huế

Địa điểm đặt lớp: Trung tâm Giaó dục nghề nghiệp-Giaó dục thường xuyênthị xã Hương Trà

Quảng Điền, tháng 2 năm 2024

Trang 2

Mục lục

1 Phần mở đầu: 1 trang2 Cơ sở lý luận: 2 trang3 Thực trạng đơn vị: 3 trang4 Đề xuất các biện pháp: 5 trang

Biện pháp 1: Tăng cường công tác dự giờ kiểm tra, đánh giá.Biện pháp 2: Nâng cao sinh hoạt tổ chuyên môn:

Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hội thi, hội giảng trong nhà trường:Biện pháp 4: Nâng cao công tác lập kế hoạch xây dựng chủ đề: 5 Kết luận: 1 trang

Trang 3

Phần mở đầu

Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựuquan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Tuynhiên, trên thực tế, những kết quả đó chưa tương xứng với sự quan tâm củaĐảng, Nhà nước, chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng của xã hội, thậm chí, ở một sốmặt, lĩnh vực, giáo dục còn tụt hậu so với trình độ chung của thế giới Để khắcphục những hạn chế, yếu kém này, tận dụng được cơ hội, vượt qua khó khăn,thách thức, đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội, Đại hội XIII của Đảng đề ra giải pháp tập trung nângcao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, coi đây là khâu thenchốt trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo.

GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nềnmóng chosự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôidưỡng, chăm sóc, giáo giáo dục trẻ.Để chương trình giáo dục mầm non đượctriển khai thực hiện thành công thì người cán bộ quản lý có vai trò hết sức quantrọng, là gốc rễ của đổi mới, góp phần quyết định chất lượng GD&ĐT nhiệm vụngười CBQL phải định hướng Phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyêncho bản thân và đội ngủ giáo viên ở trường mầm non được hiểu là việc bồidưỡng các phẩm chất, năng lực nghề nghiệp cần thiết đảm bảo việc nâng caochất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non Để đạt được mục tiêuthì nhiệm vụ của người cán bộ quản lý ở trường mầm non rất nặng nề, bởi ngoàiviệc hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục người cán bộ quản lý còn phảilàm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực hợppháp để chăm lo cơ cở vật chất, cảnh quang môi trường, đầu tư trang thiết bị dạyhọc nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục để đứa trẻ phát triển một cáchtoàn diện toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần Quản lý trường mầm non làcông việc không hề đơn giản bởi nó đòi hỏi người quản lý trang bị cho mìnhnhiều kỹ năng cần thiết, không chỉ riêng việc phải luôn sẵn sàng xử lý các tìnhhuống về mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, giữa giáo viên và phụ huynh màcòn các mối quan hệ với các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội trong việcphát triển giáo dục của nhà trường.Cán bộ quản lý là những người có vai trò rấtquan trọng trong việc định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp chịu trách

Trang 4

nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ kế hoạch và công việc giáo dục mầm nonthành công phát triển hay thất bại, suy thoái của cả hệ thống mà mình phụ trách.Bởi vì người cán bộ quản lýlà người đứng mũi chịu sào trong tất cả các côngviệc Làm thế nào để định hướng phát triển năng lục nghề nghiệp nhằm nângcao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị là nhiệm vụ cần phải đặt ra chongười cán bộ quản lý

*Cơ sở lý luận:

Năng lực chuyên môn của GVMN được hình thành và phát triển dựa trênquá trìnhtrau dồi và bồi dưỡng liên tục Khi sự đổi mới trong lĩnh vực GDMNngày càng mạnhmẽ, thì việc liên tục trau dồi và bồi dưỡng năng lực chuyên mônđể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội được cho là vấn đề được quan tâmhàng đầu.Phát triển năng lực chuyên môn cho GVMN hướng tới nâng cao chấtlượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em MN, đòi hỏi không chỉ nâng caokiến thức mà còn pháttriển kỹ năng và hoàn thiện phẩm chất nghề nghiệp Pháttriển năng lực chuyên môn choGVMN có thể thực hiện trực tiếp, gián tiếp, chomột nhóm hoặc cho từng cá nhân, có thể diễn ra tại các khóa tập huấn, bồidưỡng cũng có thể diễn ra tại lớp MN khi GV làm việc cùng trẻ để đáp ứng nhucầu của GV và tầm nhìn của nhà trường Phát triển năng lực chuyên môn choGVMN là quá trình thúc đẩy sự hiểu biết, bồi

dưỡng các phẩm chất, năng lực nghề nghiệp cần thiết cho GVMN thông qua cáchoạt động được thiết kế để GV tham gia học hỏi, nhìn nhận, đổi mới và mở rộngnhững kiến thức và kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em MN đảmbảo nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ MN.

Phát triển năng lực chuyên môn cho GVMN là chiến lược mà các nhà trường sửdụng để đảm bảo rằng GVMN tiếp tục được tăng cường năng lực chuyên môntrong suốt sự nghiệp Phát triển chuyên môn hiệu quả thu hút đội ngũ GV tậptrung vào nhu cầu của trẻ em, cùng nhau tìm hiểu và giải quyết các vấn đề vềnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển trẻ em để đảm bảo tất cả trẻ em MNđều đạt được thành công.Phát triển chuyên môn của GVMN là một quá trìnhhợp tác Mặc dù có những công việc GVMN thực hiện một cách độc lập, nhưnghầu hết các hoạt động phát triển chuyên môn đều diễn ra khi có những tương táccó ý nghĩa như sự tương tác giữa các GV (đồng nghiệp), tương tác giữa GV vớiCBQL và ngược lại phát triển chuyên môn của GV giúp GVMN có nhiều cơhội thảo luận, dễ dàng chia sẻ và hỗ trợ chuyên môn cho nhau khi GVMN làngười chủ động tích cực tham gia các hoạt động nghề nghiệp tại cơ sở GDMN

Trang 5

với sự hỗ trợ có trách nhiệm và chuyên nghiệp của đồng nghiệp và CBQL Dođó, năng lực hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn là năng lực tổ chức cáchoạt động phát triển chuyên môn cho GVMN giúp GVMN mở rộng, nâng caokiến thức và kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em MN.

Trong thời đại công nghệ số, sự thay đổi tích cực của các phương tiệnthông tin, truyền thông ảnh hưởng đến cách dạy và cách học Do đó, phát triểnchuyên môn cho GV cần thay đổi về nội dung, hình thức nhằm nâng cao chấtlượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới Bên cạnh đó, CBQL, GVMNCC là người giúpGV kiến tạo nên năng lực thực hành sư phạm mới cần được nâng cao kiến thức,phát triển kỹ năng để hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn phù hợp với nhucầu của GV và bối cảnh thực tiễn Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp phát triểnchuyên môn được bồi dưỡng sẽ tạo ra sự thay đổi trong cách người CBQL,GVMNCC tổ chức các hoạt động phát triển chuyên môn, trong cách họ tươngtác với GVMN Điều này sẽ cải thiện mức độ của cảm giác thoải mái và sự thamgia của GV, do đó, chất lượng phát triển chuyên môn sẽ được cải thiện.

* Thực trạng nghiên cứu:

- Trường mầm non Sao Mai 1 là một đơn vị công lập, được chia tách từTrường mầm non Quảng Phú và thành lập vào ngày 30 tháng 10 năm 2009 theoQuyết định số: 1685/QĐ-UBND của UBND huyện Quảng Điền Có quyết địnhtrường công lập từ ngày 03 tháng 02 năm 2012.Cơ sở chính: Thôn Hạ Lang, xãQuảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Những đặc điểm chính của đơn vị:

- Về cơ cấu tổ chức và số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tổng số cán

bộ giáo viên nhân viên: 47 trong đó

+ Cán bộ quản lý có: 03 người; ĐHSP; 03 Hiệu trưởng vừa là bí thư chi bộnhà trường, có trình độ đại học chuyên ngành, đã qua lớp bồi dưỡng cán bộ quảnlý giáo dục và lớp trung cấp lý luận chính trị có thời gian công tác 30 năm Có 2phó hiệu trưởng 1 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn vừa là chủ tịch côngđoàn có trình độ đại học chuyên ngành, đã qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lýgiáo dục và lớp trung cấp chính trị có thời gian công tác 31 năm 1 Phó hiệutrưởng phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng, có trình độ đại học chuyên ngành đã qualớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và trung cấp chính trị có thời gian côngtác 17 năm

+ Giáo viên có: 32 ; ĐHSP: 29, CĐSP: 03

Trang 6

+ Nhân viên có: 12; ĐH: 01; TC: 11; Đào tạo khác: 01 (trong đó: NVKT: 1;NVVT: 1; NVYT: 1; NVCD: 8, BV: 01).

+ Đội ngũ giáo viên trẻ đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn là 100% trong đótrên chuẩn là 90.6%.

* Cơ sở vật chất:

+ Trường có tất cả 13 nhóm lớp, trong đó có 9 lớp mẫu giáo và 4 nhóm trẻ.

+ Trường luôn được các cấp quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang cấp thiếtbị phục vụ công tác chăm sóc giáo dục các cháu cụ thể:

+ Các phòng chức năng gồm có:

Tổng số

Chia ra

Phòng học Phòng hoạt độngâm nhạc

Bếp ăn mộtchiều

Phòng hànhchính

- Độ ngủ giáo viên năng ddoong, nhiệt tình có trách nhiệm trong công tác tựhọc tự bồi dưỡng.

* Khó khắn:

Một số giáo viên cũng đã nắm bắt được quan điểm lấy trẻ làm trung tâmnhưng trong quá trình tổ chức vẫn chưa thu hút trẻ.

Trang 7

Một số giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi phương pháp, hình thức Còn tổchức theo khuôn mẫu.

Chưa có kỹ năng thiết kế các hoạt động dưới dạng trò chơi thực hành trãinghiệm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

Trong quá trình lập kế hoạch giáo dục một số mục tiêu nội dung chưa phù hợp

Một số nhóm - Lớp xây dựng môi trường chưa quan tâm đến các nguyênvật liệu cho trẻ trãi nghiệm, khám phá.

Việc theo dõi đánh giá sự phát của trẻ một số giáo viên chưa có sự theo dõi sâusát đánh giá thực tế về mặt tích cực, tiêu cực của trẻ để có sự hổ trợ, thúc đẩykịp thời

* Đề xuất các giải pháp:

Giải pháp 1: Tăng cường công tác dự giờ kiểm tra, đánh giá.

Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên là việc làm thường xuyên đối vớingười cán bộ quản lý, người phụ trách làm công tác chuyên môn trong nhàtrường Việc kiểm tra như thế nào để đem lại kết qủa thiết thực nhất nhằm nângcao chất lượng chuyên môn là việc làm hết sức quan trọng đối với người quản lýchỉ đạo chuyên môn Chính vì vậy vào đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạchkiểm tra và xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầunhiệm vụ năm học của nhà trường Kiểm tra toàn diện 50% giáo viên; kiểm trachuyên đề 70% giáo viên; kiểm tra đánh giá chất lượng hằng tháng 100% giáoviên theo hình thức dự giờ báo trước, dự giờ đột xuất.

Kiểm tra là một chức năng quan trọng vừa là biện pháp quản lý có hiệuquả Qua kiểm tra để giúp cho bản thân nắm được đầy đủ thông tin cần thiết vềtình hình thực hiện chuyên môn của đội ngũ giáo viên, phát hiện những lệch lạc,thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng chuyên môncủa đội ngũ giáo viên trong nhà trường Trong công tác quản lí nếu thiếu kiểmtra chuyên môn thì việc chỉ đạo chuyên môn của người phó hiệu trưởng sẽ mấtđi một nội dung quan trọng Qua kiểm tra người cán bộ quản lý tác động tíchcực đến với giáo viên để nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng giáo viêntrong công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng được yêu cầucủa nhà trường.

Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đạt hiệu quảcao Người cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn không thể buông lỏng công táckiểm tra Để công tác kiểm tra đi vào nề nếp đạt kết quả cao nhất, người cán bộquản lý cần đảm bảo xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng đợt kiểm tra, đi sâu

Trang 8

vào kế hoạch của từng đợt kiểm tra, xác định rõ nội dung, hình thức, phươngpháp kiểm tra.

Kiểm tra về quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách ( bài soạn sổ chất lượng,sổ theo dõi trẻ, sổ ghi chép cá nhân về các buổi bồi dưỡng chuyên môn ),Kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viênhàng tháng Qua đó để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện chuyên môn củagiáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng.

Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công bằng Saukiểm tra phải có nhận xét và đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm, khuyếtđiểm của giáo viên để giúp phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạnchế giúp cho giáo viên hoàn thiện hơn Thông qua dự giờ kiểm tra đánh giá xếploại tay nghề, để giáo viên nhìn nhận đúng khả năng, năng lực của mình, từ đócó ý thức tu dưỡng chuyên môn Đánh giá giáo viên còn được công khai trên hộiđồng sư phạm nhà trường nên mỗi giáo viên đều có ý thức phấn đấu vươn lên Để việc kiểm tra dự giờ có hiệu quả thiết thực, người cán bộ quản lý cầndựa trên phân loại tay nghề, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên Đối với giáo viêncó chuyên môn tốt thì cần dự những hoạt động khó để xem giáo viên đó tháo gỡchỗ vướng như thế nào Đối với giáo viên còn hạn chế về chuyên môn cần dựnhững hoạt động dễ hơn để xem giáo viên đó có nắm chắc tiến trình lên lớp haykhông, giáo viên đó chuyển tải nội dung bài ra sao? Đối với những giáo viêncòn yếu về chuyên môn cần có dự giờ bồi dưỡng nhiều cho giáo viên, để giáoviên luôn luôn chuẩn bị tâm thế cũng như ý thức đối với nghề nghiệp Trước khidự giờ kiểm tra đánh giá nên xác định dự hoạt động nào? Nhằm đạt mục đíchgì? Cần tháo gỡ kiến thức, kĩ năng hay phương pháp tổ chức Cần xem trước bàidự, định hướng những vấn đề mà giáo viên dễ mắc phải về kĩ năng và phươngpháp hay cách tổ chức Khi đánh giá các hoạt động người cán bộ quản lý chỉ racho giáo viên thấy được mặt mạnh, mặt yếu, giúp giáo viên có cái nhìn tổngquát về tiết dạy để có bước khắc phục cho lần kiểm tra sau Để nhận xét đánhgiá giáo viên tiếp thu hiệu quả nhất người cán bộ quản lý cần tôn trọng giáo viênchỉ dẫn uốn nắn nhẹ nhàng sao cho giáo viên hiểu và thừa nhận những vấn đềmột cách thuyết phục Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá giúp cho ban giámhiệu đi đến những quyết định tối ưu nhất để xếp loại chuyên môn nghiệp vụ chogiáo viên Qua đó giúp cán bộ quản lý sử dụng đúng người, đúng việc qua quátrình phân bổ giáo viên đứng lớp phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm nâng caochức lượng chuyên môn trong nhà trường

Trang 9

Giải pháp 2: Nâng cao sinh hoạt tổ chuyên môn:

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất của giáo viên, là nền tảng đềtổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và hiệuquả Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng giúp cho nhà trường trong quá trìnhnâng cao chức lượng giáo dục Tổ chuyên môn là trung tâm bồi dưỡng quá trìnhđổi mới phương pháp, nhằm giúp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũgiáo viên Tổ chuyên môn còn là cầu nối giữa ban giám hiệu nhà trường với giáoviên, gần gũi gắn bó giúp đỡ nhau một cách thiết thực nhất cho giáo viên chínhlà tổ chuyên môn Do vậy xây dựng tổ chuyên môn vững vàng là một trongnhững biện pháp không thể thiếu trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lựcchuyên môn cho đội ngũ giáo viên Vì thế vào đầu năm học khi xét chọn tổtrưởng chuyên môn , tôi cũng tham mưu với hiệu trưởng chọn những giáo viêncó năng lực, nhiệt tình, hài hòa cởi mở với các thành viên trong nhà trường, cókhả năng triệu tập giáo viên để tổ chức sinh hoạt tổ Để sinh hoạt tổ chuyên môncó hiệu quả, tôi chỉ đạo cho tổ trưởng; tổ phó chuyên môn có kế hoạch sinh hoạtchuyên môn cụ thể, rõ ràng Tổ chức sinh hoạt theo định kì 1 tháng 2 lần ( vàođầu tháng và giữa tháng ) có thể sinh hoạt đột xuất khi có công việc cần thiết cầnbàn bạc trong chuyên môn Tôi chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kếhoach sinh hoạt cụ thể, cần chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung để đánh giá trong cuộchọp, khắc phục tình trạng sinh hoạt chuyên môn qua loa không có kết quả Tổtrưởng; tổ phó chuyên môn luôn luôn gương mẫu, có phẩm chất, đạo đức lốisống tốt, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, là người đóng vai trò trung tâm,nắm bắt nhanh tình hình giáo viên trong tổ, luôn bao quát công việc, linh hoạtsáng tạo, mềm dẻo trong công việc, mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quanđến tổ.

Trong quá trình tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tôi chỉ đạo tổ chuyên mônchú trọng đến chất lượng giảng dạy, tránh đánh giá chung chung Giáo viêntrong tổ đưa ra những hoạt động trong chủ đề có những khó khăn gì, vướng mắcgì để thảo luận đi đến thống nhất về hình thức tổ chức, phương pháp dạy, chỉđạo cho giáo viên từng tổ có kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh phục vụcho chủ đề Giúp cho giáo viên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để thực hiện các hoạtđộng dạy và học thực sự đi vào chiều sâu có chất lượng Sinh hoạt tổ chuyênmôn là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp là môitrường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực và chưa có kinhnghiệm trong giảng dạy, có dịp để trao đổi học tập kinh nghiệm, nâng cao trình

Trang 10

độ tay nghề Tổ trưởng chuyên môn cần tạo môi trường thuận lợi để giáo viêntrao đổi ý kiến hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau từng bước hoàn thiện về kĩ năng, kiếnthức và phương pháp dạy học.

Ngoài ra tôi còn chỉ đạo tổ chuyên môn lên kế hoạch cho các giáo viêntrong tổ dự giờ chéo lẫn nhau, mỗi tháng ít nhất 2 hoạt động /trên 1 giáo viêngiúp giáo viên có cơ hội học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau Qua dự giờ cần thẳnthắn góp ý, nhận xét những ưu điểm, tồn tại để góp phần nâng cao chất lượngchuyên môn cho từng giáo viên trong tổ

Có nhiều nhân tố để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viênthực sự sâu rộng và hiệu quả, nhưng hoạt động tổ chuyên môn là nhân tố quyếtđịnh hàng đầu Đây là trách nhiệm là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi tổchuyên môn và giáo viên phải tạo sự chuyển biến về nhận thức hành động nângcao tinh thần công tác giúp nhau từ cái đơn giản đến cái khó để cùng nhau tiếnbộ Từ đó mới giúp cho nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy.

Bản thân là một Phó hiệu trưởng phụ trách về chuyên môn Tôi luôn chủđộng tham gia đầy đủ vào các cuộc họp cùng với các tổ chuyên môn, thảo luậnxây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường thực sự đi vào nềnếp có hiệu quả.

Giải pháp 3: Tổ chức tốt các hội thi, hội giảng trong nhà trường:

Có thể nói biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên thôngqua các hội thi, hội giảng đem lại hiệu quả rất cao Để làm tốt phong trào này tôitham mưu với hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hội thi, hội giảng cụ thể cho từngtháng Đưa kế hoạch về tận mỗi giáo viên để giáo viên có sự chuẩn bị tốt trongquá trình thực hiện kế hoạch chuyên môn trong năm học nhà trường, để tiện theodõi thưc hiện.

Kế hoạch tổ chức thao giảng cho 100% giáo viên trong toàn trường vào 2đợt ( đợt 1 vào tháng 10, đợt 2 vào tháng 2)

Tổ chức Hội giảng chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, NgàyQuốc tế phụ nữ 8/3.

Tổ chức hội thi “Trang trí lớp” vào đầu tháng 9; hội thi “đồ dùng đồ chơiphát triển vận động” vào tháng 11

Hội thi “ Giáo viên dạy giỏi” vào tháng 2; hội thi “Giao lưu vận động viên tíhon” vào tháng 4.

Tổ chức các hoạt động thao giảng, hội giảng làm dậy lên phong trào dạyhọc trong nhà trường Qua hội giảng giúp cho giáo viên củng cố những kiến

Ngày đăng: 09/05/2024, 22:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan