chuyên đề thực tập đề tài phân tích thiết kế phần mềm quản lý order tại nhà hàng thái mr tuktuk

62 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
chuyên đề thực tập đề tài phân tích thiết kế phần mềm quản lý order tại nhà hàng thái mr tuktuk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu nghiên cứuĐầu tiên, cần nắm rõ quy trình nghiệp vụ liên quan đến order trong nhàhàng, từ đó phân tích ưu, nhược điểm trong quá trình quản lý order của nhà hàng.Cuối cùng là đề x

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KINH TẾ SỐ

Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Thanh Hải

Trang 4

Trước hết, em muốn bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô của Viện Côngnghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, những ngườiluôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, cũng như tạo điều kiện thuận lợicho em trong quá trình học tập và làm chuyên đề thực tập này.

Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Trần Thanh Hải,thầy đã không ngừng hỗ trợ em bằng những lời khuyên quý báu và hướng dẫn chitiết, tận tình để giúp em hoàn thiện đề tài hơn.

Trong quá trình thực hiện chuyên đề, dù em đã dành hết tâm huyết nhưngdo năng lực bản thân có hạn nên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được những góp ý từ thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện mộtcách tốt nhất Phản hồi từ quý thầy cô không chỉ giúp em hoàn thiện chuyên đềnày mà còn là nguồn động viên lớn cho sự phát triển của em trong tương lai.

Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô luôn tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết,gặt hái thêm thành công trong công việc giảng dạy, nghiên cứu và tiếp tục hànhtrình trao gửi tri thức cho các thế hệ tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI CẢM ƠNMỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼDANH MỤC SƠ ĐỒDANH MỤC BẢNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP, ĐƠN VỊ TRIỂN

I Tổng quan về cơ sở thực tập – Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO 4

3.Chiến lược phát triển dài hạn 54.Một số thành tựu tiêu biểu 5

II Tổng quan về đơn vị triển khai đề tài – Nhà hàng Thái Mr.TukTuk 8

2.1 Khái niệm Agile, khái niệm Scrum 132.2 Quy trình phát triển phần mềm theo mô hình Agile 142.3.So sánh 2 mô hình Agile và Waterfall 152.4.Ưu điểm của việc áp dụng mô hình Agile Scrum cho đề tài 17III Các công cụ hỗ trợ thực hiện đề tài 18

Trang 6

3.Microsoft SQL Server 194.Thư viện Guna UI2 Framework 20

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ ORDER

3.Khảo sát các quy trình nghiệp vụ liên quan đến order tại nhà hàng

1 Sơ đồ phân rã chức năng BFD (Business Function Diagram) 252.Sơ đồ ngữ cảnh CD (Context Diagram) 263.Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram) 27

3.2.1.Sơ đồ DFD mức 1: Quản lý order 283.2.2.Sơ đồ DFD mức 1: Quản lý thực đơn 283.2.3.Sơ đồ DFD mức 1: Quản lý thanh toán 293.2.4.Sơ đồ DFD mức 1: Báo cáo thống kê 29

Trang 7

Hình 1: Logo công ty Bravo 4Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Phần mềm Bravo 7Hình 3: Cơ cấu tổ chức của nhà hàng 8

Hình 5: Giao diện form đăng nhập 35Hình 6: Giao diện đăng nhập lỗi 36Hình 7: Giao diện chính sau khi đăng nhập 37Hình 8: Giao diện danh mục bàn 37Hình 9: Giao diện thêm mới bàn 38Hình 10: Giao diện danh mục bàn sau khi thêm mới bàn 38Hình 11: Giao diện danh mục nhóm món 39Hình 12: Giao diện thêm mới nhóm món 40Hình 13: Giao diện danh mục nhóm món sau khi thêm mới nhóm món 40Hình 14: Giao diện danh mục món 41Hình 15: Giao diện thêm mới món 42Hình 16: Giao diện danh mục món sau khi thêm món 42Hình 17: Giao diện danh mục nhân viên 43Hình 18: Giao diện thêm mới nhân viên 44Hình 19: Giao diện danh mục nhân viên sau khi thêm mới nhân viên 44Hình 20: Giao diện chính của chức năng order 45Hình 21: Giao diện chọn bàn 46Hình 22: Giao diện chọn nhân viên phục vụ 47Hình 23: Giao diện sau khi chọn bàn, chọn nhân viên phục vụ, chọn món 47Hình 24: Giao diện hiển thị của bếp 48Hình 25: Giao diện danh sách order 49Hình 26: Giao diện thanh toán 49Hình 27: Giao diện xem và in hóa đơn 50Hình 28: Giao diện danh mục báo cáo 50Hình 29: Báo cáo bán hàng 51Hình 30: Báo cáo doanh thu theo nhân viên 52Hình 31: Báo cáo số lượng hủy order 52

3DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang 8

Sơ đồ 3: Sơ đồ DFD mức 0 27Sơ đồ 4: Sơ đồ DFD mức 1 Quản lý thực đơn 28Sơ đồ 5: Sơ đồ DFD mức 1 Quản lý thực đơn 28Sơ đồ 6: Sơ đồ DFD mức 1 Quản lý thanh toán 29Sơ đồ 7: Sơ đồ DFD mức 1 Báo cáo thống kê 29

4 PO Product Owner

Trang 9

7LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã gợi mở một cuộc cáchmạng về cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh Công nghệ không chỉtác động tới cuộc sống cá nhân mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều khíacạnh của hoạt động kinh doanh Trong ngữ cảnh đầy sự cạnh tranh và sự đa dạngvề lựa chọn, việc sử dụng công nghệ để cải thiện trải nghiệm của khách hàng trởthành một yếu tố then chốt trong thành công của các doanh nghiệp, đặc biệt làtrong lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng.

Các nhà hàng vừa và nhỏ đang đối diện với áp lực gia tăng từ sự thay đổitrong thói quen của khách hàng, mong muốn về trải nghiệm tốn ít thời gian vàthuận tiện hơn Và để đáp ứng các mong muốn này, việc ứng dụng CNTT đã trởthành một yêu cầu cấp thiết

Áp dụng CNTT vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng không chỉ giúp tối ưuhóa quy trình hoạt động, mà còn cải thiện việc giao tiếp giữa nhà hàng và kháchhàng của họ Các ứng dụng quản lý đơn hàng, hệ thống đặt bàn trực tuyến, và cácgiải pháp thanh toán điện tử đã tạo sự linh hoạt và thuận tiện cho cả hai bên Điềunày giúp tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả hơn và cải thiện trải nghiệmcủa khách hàng, từ việc đặt hàng cho đến thanh toán và phản hồi sau khi dịch vụhoàn thành.

Từ thực tế trên, nhận thức về sự cần thiết và tiềm năng của việc ứng dụngCNTT vào hoạt động kinh doanh của các nhà hàng là điều không thể bỏ qua.Những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng, mong muốn về trải nghiệmtốn ít thời gian và thuận tiện hơn đã tạo nên áp lực về sự chuyển đổi số trong cácdoanh nghiệp nhà hàng Để đáp ứng và tận dụng cơ hội này, em đã quyết định

thực hiện đề tài "Phân tích thiết kế phần mềm quản lý order tại Nhà hàng

Thái Mr.Tuktuk".2 Mục tiêu nghiên cứu

Đầu tiên, cần nắm rõ quy trình nghiệp vụ liên quan đến order trong nhàhàng, từ đó phân tích ưu, nhược điểm trong quá trình quản lý order của nhà hàng.Cuối cùng là đề xuất một giải pháp công nghệ phù hợp với quy trình hiện tại, hạnchế những ưu điểm và phát huy những nguồn lực sẵn có của nhà hàng.

Cụ thể, giải pháp đưa ra sẽ giúp nhà hàng cải thiện, khắc phục những vấn đềsau:

- Tối ưu quy trình order, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của kháchhàng.

- Nâng cao hiệu suất của nhân viên, cải thiện sự hợp tác giữa các bộ phậntrong nhà hàng.

- Cải thiện hiệu suất và gia tăng trải nghiệm của khách hàng tại nhà hàng - Cung cấp các báo cáo nhanh và chính xác theo yêu cầu của nhà quản lý.

Trang 10

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quy trình quản lý order tại nhà hàng Thái Mr.TukTuk

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 5 năm 2023 đến tháng 8 năm 2023- Không gian: Nhà hàng Thái Mr.TukTuk

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, em đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau đểtìm hiểu quá trình quản lý order tại nhà hàng Thái Mr.TukTuk, xác định các vấnđề và cơ hội cải thiện, và thiết kế một phần mềm hữu ích để giải quyết các tháchthức trong quản lý order Cụ thể:

- Kết hợp phương pháp tiếp cận hệ thống với phương pháp mô hình hóa:

Khảo sát quy trình quản lý order hiện tại tại nhà hàng Thái Mr.TukTuk bằngphương pháp tiếp cận hệ thống Tiếp đó, sử dụng các phương pháp mô hình hóađể biểu đồ hóa và mô tả cấu trúc và hoạt động của hệ thống mới được đề xuất.

- Phương pháp quan sát thực tiễn tìm hiểu và phân tích quy trình nghiệp vụ

thực tế: Thực hiện quan sát các hoạt động, quy trình đang diễn ra tại nhà hàng để

hiểu cách họ thực hiện quản lý order Đặt câu hỏi và ghi nhận chi tiết quy trình từkhi khách hàng gọi món đến khi họ thanh toán để hiểu rõ hoạt động thực tế vàcách mà phần mềm có thể hỗ trợ quá trình này.

- Phương pháp thống kê và tổng hợp: Thu thập và tổng hợp thông tin về các

dịch vụ trong ngành nhà hàng, đặc biệt là trong việc quản lý order Các dữ liệunày không chỉ giúp xác định xu hướng và điểm yếu trong ngành, mà còn đưa ranhững thông tin hữu ích cho việc phát triển phần mềm.

- Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống: Xác định cách thiết kế phần

mềm quản lý order Điều này bao gồm việc tạo ra các mô hình, sơ đồ, và mô tảchi tiết về cách hệ thống sẽ hoạt động và tương tác với người dùng.

Chương 2: Một số phương pháp luận và công cụ thực hiện đề tài

Chương 3: Phân tích thiết kế phần mềm quản lý order tại nhà hàngThái Mr.TukTuk

Trang 11

8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP,ĐƠN VỊ TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

I Tổng quan về cơ sở thực tập – Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO1.Thông tin cơ bản

Hình 1: Logo công ty Bravo

● Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM BRAVO

Trang 12

BRAVO ra đời vào ngày 18/10/1999 với mục tiêu chính là phát triển vàtriển khai các hệ thống phần mềm nhằm hỗ trợ quản lý sản xuất và hoạt độngkinh doanh của các doanh nghiệp Mục tiêu hàng đầu của BRAVO là tối ưu hóahiệu quả quản lý và hoạt động tổ chức kinh tế trong các doanh nghiệp, đồng thờimang lại lợi nhuận tối đa cho khách hàng.

Trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp phần mềm, BRAVO nổi bật với kiếnthức rộng về chế độ kế toán cả trong và ngoài nước Công ty đặc biệt am hiểu đặcthù của công tác quản lý doanh nghiệp, nhờ vào nhiều năm kinh nghiệm trongtriển khai các dự án phần mềm và hỗ trợ khách hàng một cách tận tâm sau khitriển khai phần mềm.

Phiên bản sản phẩm gần đây nhất của BRAVO, BRAVO 8R3 (ERP), có đặctrưng bới kiến trúc 3 lớp và khả năng hoạt động trên đa nền tảng như: Windows,Web và Mobile Công ty đã kết hợp công nghệ NET, SignalR, Xamarin, Angularvới hệ quản trị CSDL Microsoft SQL trong việc phát triển sản phẩm này Sảnphẩm có khả năng hoạt động như một ứng dụng độc lập hoặc thông qua trìnhduyệt trên một loạt các thiết bị, bao gồm máy tính cá nhân, máy tính bảng và điệnthoại thông minh.

2 Định hướng phát triển

BRAVO cam kết cung cấp các dịch vụ, sản phẩm và giải pháp toàn diệntrong lĩnh vực "tài chính - kế toán" và "quản trị doanh nghiệp" Họ tập trung vàotriết lý kinh doanh dựa trên "Chìa khóa quản trị doanh nghiệp" và coi sự tínnhiệm và thành công của khách hàng là yếu tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triểncủa công ty.

Sứ mệnh của BRAVO là tạo ra một tổ chức bền vững dựa trên kiến thức vàtrí tuệ của các thành viên, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cải thiệnquản lý, năng lực cạnh tranh và hiệu suất sản xuất kinh doanh thông qua việccung cấp giải pháp tư vấn và tích hợp CNTT vào quản trị doanh nghiệp Mục tiêucuối cùng là góp phần vào sự phát triển của đất nước, hỗ trợ cộng đồng, và tạomôi trường làm việc thúc đẩy sự phát triển tài năng và sự nghiệp của từng thànhviên, đồng thời mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú.

Trang 13

1 Top of Form

3.Chiến lược phát triển dài hạn

- BRAVO nỗ lực tạo nên thương hiệu riêng dựa trên chất lượng sản phẩm,dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Công ty sẵn sàng nghiên cứu, áp dụng công nghệ và quy trình quản lý hiệnđại để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- BRAVO đặt mục tiêu mở rộng và đầu tư nguồn lực vào lĩnh vực tư vấn tàichính và công nghệ thông tin.

- Công ty chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực bền vững, chất lượng vàsáng tạo và khuyến khích mô hình "Công ty học tập".

4.Một số thành tựu tiêu biểu

Trong suốt hơn 24 năm qua, BRAVO đã vượt qua không ít khó khăn vàthách thức Đây là một chặng đường đầy đam mê và cống hiến của toàn thể độingũ nhân viên của công ty với nhiều thành tích đáng tự hào.

BRAVO bắt đầu với một nhóm nhỏ các nhà sáng lập vào năm 1999, sau đóphát triển mạnh mẽ để trở thành một công ty lớn với hơn 400 nhân viên làm việctại ba văn phòng chính tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty tập trung phát triển nguồn lực nội bộ, đặc biệt là nhân lực BRAVOđã xây dựng một đội ngũ kỹ sư CNTT có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinhnghiệm và liên tục nâng cao kiến thức, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu khắt khe củathị trường.

BRAVO không ngừng cải tiến và nâng cấp sản phẩm và dịch vụ để duy trìvị thế là "nhà cung cấp sản phẩm phần mềm chất lượng hàng đầu cho các tổ chứcvà doanh nghiệp tại Việt Nam" Việc liên tục tung ra các phiên bản phần mềm đãthể hiện sự cam kết của BRAVO trong việc cung cấp các sản phẩm hiện đại, sángtạo và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

BRAVO đã thu hút hơn 4000 khách hàng trong nước, hoạt động trongnhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như xây dựng, bất động sản, sản xuất côngnghiệp, tài chính chứng khoán, thương mại, dịch vụ…

Với những thành tựu và cam kết đáng chú ý, BRAVO đã đạt được nhiềudanh hiệu và giải thưởng uy tín, như Sao Khuê trong 6 năm liên tiếp từ 2016 đến2021, TOP 40 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam năm 2015, TOP 50 vàTOP 10 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp, là sựthể hiện rõ ràng về uy tín và thành công của BRAVO trong lĩnh vực CNTT.

5.Sơ đồ bộ máy tổ chức

Trang 14

Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Phần mềm Bravo

BRAVO đã xây dựng sơ đồ tổ chức phù hợp với thực tế kinh doanh và điềukiện cụ thể Mục tiêu chính là cải thiện dịch vụ khách hàng và thiết lập cơ chếtrao đổi thông tin nội bộ Quyền hạn và trách nhiệm cũng được xác định rõ ràngđể nhiệm vụ chuyên môn, hỗ trợ, và phục vụ khách hàng được thực hiện mộtcách hiệu quả.

II Tổng quan về đơn vị triển khai đề tài – Nhà hàng Thái Mr.TukTuk1 Thông tin cơ bản

● Địa chỉ: 57 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.● Hotline: 0869.789.119 – 0889.865.222

Trang 15

● Https://www.facebook.com/mrtuktuk.thaistreedfood/

Nhà hàng Thái Mr.TukTuk là điểm đến thú vị cho việc thưởng thức ẩmthực, với không gian được trang trí tinh tế mang đậm chất đường phố Thái Lan.Với khả năng chứa lên đến 125 khách, nhà hàng mang đến không gian ấm cúngvà đa dạng, với hơn 50 món ăn đặc trưng của Thái như soup Tomyum hải sản,lạp má heo nướng Thái, pad Thái, gỏi đu đủ và nhiều món khác

Thực đơn đa dạng tại Mr.TukTuk không chỉ mang lại hương vị thú vị củaẩm thực Thái, mà còn bắt mắt qua cách trình bày tinh tế Giá cả phải chăng kếthợp với chất lượng chuẩn vị Thái là điểm mạnh giúp nhà hàng cạnh tranh mạnhmẽ với các quán ăn Thái khác trong khu vực Một ưu điểm khác nữa của nhàhàng là không gian thư giãn, sạch sẽ và thoáng đãng, cùng với thực đơn đồ uốngpha chế hợp vị Nhà hàng cũng cung cấp các set ăn hấp dẫn phù hợp cho nhómbạn đông người.

2.Cơ cấu tổ chức

Hình 3: Cơ cấu tổ chức của nhà hàng

- Quản lý nhà hàng: chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của nhà

hàng Nhiệm vụ của họ bao gồm định hướng chiến lược phát triển của nhà hàngvà đưa ra các quyết định quan trọng như phát triển thực đơn, và quản lý tài chính.

- Thu ngân: là người tiếp nhận thanh toán từ khách hàng Họ phải kiểm soát

cẩn thận sổ sách tài chính, báo cáo doanh thu hàng ngày và hàng tháng, và mọigiao dịch phải được ghi chính xác.

- Nhân viên phục vụ: những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng Vai trò

của họ bao gồm đón tiếp khách, giới thiệu menu, tiếp nhận và ghi chép đặt hàngcủa khách, dẫn họ đến bàn, phục vụ món ăn, và dọn bàn sau khi khách hàng kếtthúc bữa ăn Họ cũng phải chăm sóc, giải đáp thắc mắc của thực khách để họ cótrải nghiệm tốt nhất.

Trang 16

- Bếp: là những người chuẩn bị và nấu các món ăn cho khách hàng Trong

đó, bếp trưởng là người quản lý hoạt động của bếp, người nấu các món ăn chínhvà người chịu trách nhiệm lên thực đơn hàng ngày Các thành viên trong bếp phảilàm việc cùng nhau để món ăn được chế biến đúng cách và đáp ứng nhu cầu củakhách hàng một cách nhanh chóng.

3.Thực trạng ứng dụng CNTT của nhà hàng

Việc sử dụng Công nghệ thông tin (CNTT) tại Nhà hàng Thái Mr.TukTukvẫn còn nhiều hạn chế:

- Quá trình ghi chép và xử lý thông tin thủ công: Hiện nay, hầu hết các hoạt

động trong nhà hàng vẫn phải thực hiện thủ công trên giấy Điều này gây tốnnhiều thời gian và công sức, có thể xảy ra nhầm lẫn trong quá trình ghi chép vàxử lý thông tin.

- Hạn chế của máy tính tiền: Máy tính tiền chỉ được dùng để thực hiện các

giao dịch thanh toán của khách hàng và xem báo cáo doanh thu cuối ngày Cònviệc quản lý, xử lý thông tin vẫn chủ yếu được thực hiện thủ công, không tậndụng hết tiềm năng của CNTT vào quá trình quản lý.

- Xử lý dữ liệu bằng phần mềm Microsoft Excel: Để xem chi tiết về bán

hàng, nhà hàng thực hiện việc trích xuất dữ liệu từ máy tính tiền thông qua việcđọc thẻ nhớ và sau đó xử lý dữ liệu bằng phần mềm Microsoft Excel Cách làmnày không chỉ tốn thời gian mà còn có thể gây ra sai sót do tính thủ công vàkhông chính xác.

- Quá trình tính toán doanh thu không đáng tin cậy: Quá trình tính toán

doanh thu hàng tháng cũng dựa trên việc thao tác trên Excel, gây mất thời gian vàkhông đáng tin cậy do có thể gặp lỗi trong quá trình nhập liệu và tính toán.

Tình hình hiện tại cho thấy rằng CNTT chưa được tận dụng và tối ưu hoámột cách hiệu quả tại Nhà hàng Thái Mr.TukTuk, gây giảm hiệu suất hoạt độngvà tạo ra rủi ro về sai sót Điều này cũng ảnh hưởng tới khả năng theo dõi vàquản lý thông tin cũng như đưa ra các quyết định kinh doanh đúng lúc.

Nhằm cải thiện tình trạng hiện tại và tối ưu hoá quá trình quản lý, Nhà hàngThái Mr.TukTuk đã quyết định đầu tư mạnh mẽ vào CNTT Điều này bao gồmviệc triển khai một phần mềm quản lý order hiện đại và tích hợp, giúp giải quyếtcác vấn đề về số lượng món, thông tin về tình trạng còn hàng, và kiểm soát thứ tựorder Phần mềm này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng trảinghiệm khách hàng, cải thiện hiệu suất hoạt động và hỗ trợ quản lý đưa ra cácquyết định kịp thời và chính xác.

Trang 17

9CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀCÔNG CỤ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I Các khái niệm cơ bản1.Khái niệm phần mềm

Phần mềm là tập hợp các chương trình máy tính, dữ liệu, và tài liệu liênquan mà khi kết hợp lại với nhau, cho phép máy tính hoạt động và thực hiện cácnhiệm vụ cụ thể Phần mềm đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn máy

Trang 18

tính về cách thực hiện nhiều công việc khác nhau, từ quản lý dữ liệu, thực thiứng dụng đến chạy các chương trình

2.Phần mềm quản lý

2.1.Khái niệm phần mềm quản lý

Phần mềm quản lý (Management Software) là một loại phần mềm đượcthiết kế để giúp quản lý, điều hành một tổ chức, doanh nghiệp hoặc dự án Phầnmềm này giúp tối ưu hóa các hoạt động quản lý bằng cách cung cấp các công cụvà tính năng để theo dõi, điều phối và tận dụng tối đa tài nguyên, cải thiện quytrình làm việc.

Phần mềm quản lý có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể củacác tổ chức và ngành công nghiệp khác nhau Chúng giúp tổ chức tối ưu hóaquản lý, cải thiện hiệu suất, và giúp thông tin và dữ liệu được quản lý một cáchhiệu quả.

2.2.Phân loại phần mềm quản lý

Phần mềm từ nhà cung cấp nước ngoài: Được phát triển trên nền tảng công

nghệ cao, tuân theo tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu Tuy nhiên, loại phần mềm nàytồn tại nhiều hạn chế như chi phí cao, không phù hợp cho doanh nghiệp vừa vànhỏ, không cập nhật thời gian thực theo quy định của pháp luật nước ta, khôngphù hợp với hoạt động quản lý và môi trường kinh doanh thực tế của các công ty.

Phần mềm quản lý theo yêu cầu: Đáp ứng nhu cầu đặc thù và tương thích

với quy trình làm việc của chính doanh nghiệp Việc triển khai phần mềm nàythường kéo dài từ 2 đến 3 tháng hoặc thậm chí còn lâu hơn Quá trình vận hành,nâng cấp và bảo trì luôn đồng điệu với hoạt động doanh nghiệp.

Phần mềm quản lý đóng gói: Được xây dựng dựa trên các tài liệu từ các

lĩnh vực và doanh nghiệp khác nhau Phần mềm này tổng hợp và điều chỉnh dựatrên nhiều nghiên cứu thực tế về hoạt động kinh doanh, tạo ra một quy trìnhchung và mô hình tổng thể cho nhiều tổ chức.

III Tổng quan về phát triển phần mềm 1.Vòng đời phát triển phần mềm (SDLC)

SDLC (Software Development Life Cycle) hay "Vòng đời phát triển phầnmềm" là một quy trình hoặc một chuỗi các giai đoạn và hoạt động được áp dụngđể phát triển, triển khai, và duy trì phần mềm một cách có hệ thống và kế hoạchcụ thể.

SDLC giúp quá trình phát triển phần mềm diễn ra một cách có trật tự vàđược kiểm soát để đáp ứng các mục tiêu cụ thể như chất lượng, thời gian, vàngân sách Mỗi giai đoạn của SDLC đóng vai trò quan trọng trong quá trình xácđịnh, thiết kế, phát triển, kiểm tra và triển khai phần mềm

Các giai đoạn thường xuất hiện trong SDLC bao gồm:

Trang 19

● Thu thập và phân tích yêu cầu: Nhóm phát triển phần mềm sẽ tiếnhành thu thập yêu cầu từ phía khách hàng và phân tích để hiểu rõ mục tiêu và nhucầu của dự án.

● Thiết kế: thiết kế kiến trúc phần mềm và các chi tiết của ứng dụng.● Phát triển (Development): Ở giai đoạn này, mã nguồn của phầnmềm được viết, kiểm tra và tích hợp.

● Kiểm tra và kiểm định (Testing and Validation): Phần mềm trải quaquá trình kiểm tra để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ đúng các yêu cầu.

● Triển khai (Deployment): Phần mềm được triển khai vào các hệthống sản xuất và cung cấp cho người dùng cuối.

● Bảo trì và hỗ trợ (Maintenance and Support): Giai đoạn này baogồm việc duy trì phần mềm, sửa lỗi, và cung cấp hỗ trợ cho người dùng.

Có nhiều mô hình SDLC khác nhau như Waterfall, Agile, Scrum, vàDevOps, mỗi mô hình có cách tiếp cận và quy trình riêng biệt để phát triển phầnmềm Việc chọn mô hình SDLC phù hợp phụ thuộc vào loại dự án, mục tiêu củadự án, và yêu cầu từ phía khách hàng.

2 Mô hình Agile Scrum

2.1 Khái niệm Agile, khái niệm Scrum

- Agile:

Agile là một triết lý phát triển phần mềm để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụcó khả năng thích nghi và linh hoạt Phương pháp này thường đặt khách hàng ởtrung tâm quyết định trong quá trình phát triển, chú trọng việc tạo ra giá trị chokhách hàng.

Có nhiều phương pháp Agile phổ biến như Scrum, Kanban, ExtremeProgramming (XP), và nhiều phiên bản tùy chỉnh khác Agile đã trở thành mộttrong những cách tiếp cận phát triển phần mềm phổ biến, hiệu quả trong ngànhcông nghiệp Công nghệ thông tin và nhiều ngành khác.

- Scrum:

Scrum là một trong những phương pháp Agile, dựa trên các quy trình lặp lạivà phát triển liên tục Nó đặc biệt phù hợp cho việc thiết kế, phát triển, cung cấpvà cải tiến các sản phẩm phức tạp, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển phần mềm.Scrum đặt mục tiêu phân phối sản phẩm đều đặn, thường là 1- 4 tuần.

Trang 20

Tổ chức Scrum.org, một tên tuổi uy tín trong lĩnh vực này, đã công nhậntính hiệu quả của Agile Scrum trong việc giải quyết những thách thức và thay đổiliên tục Đồng thời, Scrum không chỉ là một hệ thống phương pháp luận cứngnhắc, mà là một bộ nguyên tắc cụ thể giúp các nhóm cộng tác trong thực tế Mụctiêu cuối cùng của Scrum là phát triển hiệu quả các sản phẩm phức tạp và tạo ragiá trị.

Khi tham gia Scrum, mọi người được khuyến khích học hỏi thông qua trảinghiệm và tự tổ chức Từ cả những thành công lẫn thất bại, nhóm học hỏi và tìmcách cải thiện liên tục.

2.2 Quy trình phát triển phần mềm theo mô hình Agile

● Các yêu cầu có thể thay đổi theo thời gian dựa trên phản hồi từkhách hàng hoặc thay đổi thị trường.

- Họp kế hoạch Sprint:

Trang 21

● Đội Scrum, bao gồm các lập trình viên, kiểm thử viên và các thànhviên liên quan, tổ chức họp kế hoạch Sprint.

● Tại đây, họ xác định và cam kết phát triển các user story từ ProductBacklog trong một khoảng thời gian gọi là Sprint (thường từ 2 đến 4 tuần).

- Diễn biến trong Sprint:

● Trong suốt thời gian Sprint, đội Scrum làm việc để hoàn thành cácuser story đã cam kết trong Sprint Planning.

● Cuộc họp Daily Scrum diễn ra hàng ngày để cập nhật tiến độ vàđiều chỉnh nếu cần.

● Đội Scrum tự quản lý và tự tổ chức công việc của họ để đảm bảotiến độ và chất lượng.

- Cuộc họp hàng ngày (Daily Scrum):

● Cuộc họp hàng ngày kéo dài 15 phút.

● Các thành viên đội Scrum chia sẻ về công việc họ đã hoàn thành,công việc sẽ thực hiện trong ngày và các vấn đề cản trở.

● Mục tiêu là cập nhật toàn bộ đội về tiến độ và giúp đội giải quyếtcác vấn đề ngay lập tức.

Trang 22

● Họ xem xét hiệu suất của họ trong Sprint vừa qua và đề xuất cáchcải thiện.

● Mục tiêu là làm cho quy trình phát triển ngày càng hiệu quả và hiệusuất tốt hơn.

2.3.So sánh 2 mô hình Agile và Waterfall

Mô hình Agile và Mô hình Waterfall là hai cách tiếp cận phát triển phầnmềm có nhiều sự khác biệt Dưới đây là sự so sánh giữa chúng:

- Phản hồi và kiểm tra chất lượng:

• Agile: Agile thường có kiểm tra chất lượng thường xuyên và phản hồi liêntục từ khách hàng và người dùng cuối

• Waterfall: Kiểm tra chất lượng thường diễn ra ở cuối giai đoạn thực hiện - Quản lý rủi ro:

• Agile: Agile có khả năng quản lý rủi ro tốt hơn vì thích nghi được với sựthay đổi nhanh chóng

• Waterfall: Waterfall dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro nếu không thể dự đoánđược từ đầu

Trang 23

- Quy trình và tài liệu:

• Agile: Agile thường ít tài liệu hơn và tập trung vào tương tác giữa conngười hơn là tài liệu

• Waterfall: Waterfall yêu cầu tạo ra nhiều tài liệu trong quá trình phát triển.Tóm lại, hai mô hình này có sự khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận pháttriển sản phẩm Lựa chọn giữa hai mô hình này phụ thuộc vào loại dự án và yêucầu cụ thể của dự án.

2.4.Ưu điểm của việc áp dụng mô hình Agile Scrum cho đề tài

- Tính linh hoạt và thay đổi linh hoạt: Agile tập trung vào việc cung cấp giá

trị cho khách hàng qua các Sprint ngắn Điều này hữu ích khi thị trường và yêucầu thay đổi nhanh chóng, cho phép bạn điều chỉnh ưu tiên và phạm vi dự án dễdàng hơn so với Waterfall.

- Phản hồi liên tục từ khách hàng: Agile đặt tương tác với khách hàng lên

hàng đầu Trong mỗi Sprint, sản phẩm tăng trưởng được trình bày và khách hàngcó cơ hội đưa ra phản hồi từ đầu, để chắc chắn rằng sản phẩm đang phát triển đápứng được thực tế và yêu cầu của khách hàng.

- Sản phẩm tăng trưởng liên tục: Agile chia sản phẩm thành các phần nhỏ

gọi là "increments" hoặc "sprints" Sau mỗi Sprint, sản phẩm được cập nhậtkhách hàng có thể sử dụng ngay từ đầu mà không cần chờ đến khi tất cả mọi thứhoàn thành.

- Tập trung vào giá trị thực sự: Các tính năng quan trọng nhất và có ảnh

hưởng lớn nhất đến trải nghiệm của khách hàng được phát triển trước Cụ thểtrong việc quản lý order trong nhà hàng, các tính năng quan trọng như thanh toánvà quản lý thực đơn được phát triển trước.

- Sự tích cực tham gia của thành viên: Agile khuyến khích sự tích cực tham

gia từ tất cả các thành viên trong đội phát triển Mọi người có cơ hội đưa ra ýkiến, giải quyết vấn đề và tham gia vào việc ra quyết định

- Kiểm soát chất lượng liên tục: Agile đặt sự kiểm tra chất lượng vào mỗi

Sprint, đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và có thể cảithiện liên tục.

Trang 24

- Sự tối ưu hóa rủi ro: Agile giúp giảm rủi ro bằng cách phân chia dự án

thành các phần nhỏ và cung cấp phản hồi liên tục từ khách hàng Điều này giúptránh được các lỗi lớn và chỉnh sửa chúng ngay từ đầu.

- Tạo nền tảng dễ dàng mở rộng: Agile tạo nền tảng cho việc mở rộng sản

phẩm dễ dàng hơn Bạn có thể thêm tính năng mới và điều chỉnh sản phẩm theoyêu cầu của khách hàng và thay đổi trong thị trường.

Nhìn chung, Agile Scrum đem lại nhiều ưu điểm cụ thể khi áp dụng vàophát triển phần mềm quản lý order trong nhà hàng

II Các công cụ hỗ trợ thực hiện đề tài1 Microsoft Visual Studio

Microsoft Visual Studio là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) của

Microsoft dùng để phát triển các phần mềm ứng dụng trên nhiều nền tảng khácnhau

Microsoft Visual Studio là một công cụ linh hoạt và mạnh mẽ để phát triểnphần mềm quản lý order tại nhà hàng, đặc biệt là khi muốn tận dụng các tínhnăng của nền tảng Windows và tích hợp các dịch vụ của Microsoft, cụ thể:

● Hỗ trợ đa nền tảng bao gồm Windows, macOS và Linux thôngqua NET Core và Xamarin

● Các công cụ thiết kế giao diện người dùng (UI) mạnh mẽ, tiện íchnhư Windows Forms, WPF (Windows Presentation Foundation), và UWP(Universal Windows Platform) giúp tạo ra các ứng dụng có giao diện thân thiệnvà hấp dẫn cho người dùng.

● Ngôn ngữ lập trình đa dạng bao gồm C#, VB.NET, C++, và F# chophép lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với từng dự án.

● Cung cấp các công cụ hữu ích cho việc gỡ lỗi (debugging) và phântích hiệu suất (profiling) ứng dụng, giúp người dùng tìm và khắc phục lỗi và tốiưu hóa ứng dụng của mình.

● Tích hợp các dịch vụ DevOps của Microsoft như Azure DevOps(TFS) để quản lý quy trình phát triển và triển khai ứng dụng dễ dàng, hiệu quả.

Trang 25

● Visual Studio có một cộng đồng lớn, phong phú, người dùng có thểtìm sự giúp đỡ từ những nhà phát triển khác qua các diễn đàn và tài liệu trựctuyến.

● Hệ sinh thái mạnh mẽ gồm các thư viện, framework, dịch vụ liênquan đến phát triển ứng dụng desktop, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trongquá trình phát triển.

2 Ngôn ngữ lập trình C#

Ngôn ngữ lập trình C# (C Sharp) là một ngôn ngữ lập trình hướng đối

tượng, do Microsoft phát triển, chủ yếu được dùng để phát triển ứng dụng trênnền tảng NET, cung cấp môi trường phát triển tương đối dễ sử dụng.

C# cung cấp một loạt các ưu điểm cho việc phát triển phần mềm quản lýorder trong nhà hàng, từ giao diện tương tác đến quản lý CSDL và tích hợp cáctính năng quan trọng của ứng dụng, cụ thể:

Tích hợp với NET Framework: C# là ngôn ngữ mặc định cho NET

Framework, cung cấp nền tảng mạnh mẽ và đầy đủ các thư viện, khung làm việcvà công cụ hỗ trợ cho phát triển ứng dụng Windows, giúp giảm bớt thời gian pháttriển với các phần mềm và tính năng.

Giao diện người dùng tương tác: C# kết hợp tốt với công cụ như

Windows Presentation Foundation (WPF), cho phép bạn xây dựng giao diệnngười dùng tương tác, trực quan và dễ sử dụng

Kết nối cơ sở dữ liệu: C# cung cấp khả năng kết nối dễ dàng với

các cơ sở dữ liệu như Microsoft SQL Server, giúp lưu trữ và truy xuất thông tinvề order, thực đơn, khách hàng và dữ liệu kinh doanh khác một cách hiệu quả.

An toàn và kiểm tra kiểu dữ liệu: C# hỗ trợ kiểm tra kiểu dữ liệu tại

thời điểm biên dịch, giúp ngăn chặn lỗi logic và đảm bảo tính chính xác trongquá trình phát triển, đặc biệt là khi làm việc với dữ liệu quan trọng như thông tinorder và thanh toán.

Quản lý sự kiện: C# có hệ thống quản lý sự kiện mạnh mẽ, giúp

theo dõi và xử lý tương tác của người dùng trên giao diện người dùng, hỗ trợtrong việc theo dõi và xử lý các sự kiện như order, thanh toán, và cập nhật thựcđơn.

Trang 26

3.Microsoft SQL Server

Microsoft SQL Server là một hệ quản trị CSDL (Database Management

System - DBMS) của Microsoft, cung cấp môi trường để lưu trữ, quản lý và truyxuất dữ liệu trong ứng dụng SQL Server sử dụng SQL để thực hiện các thao tácliên quan đến dữ liệu.

Sử dụng Microsoft SQL Server trong việc phát triển phần mềm quản lýorder trong nhà hàng mang lại nhiều ưu điểm như:

Hiệu suất cao: Microsoft SQL Server cung cấp hiệu suất cao trong

việc truy xuất và lưu trữ dữ liệu Điều này quan trọng trong việc quản lý thôngtin order, thực đơn trong môi trường nhà hàng.

Bảo mật: Các tính năng này bao gồm quản lý quyền truy cập, mã

hóa dữ liệu và theo dõi hoạt động người dùng, giúp bảo vệ dữ liệu quan trọng vàđảm bảo tính riêng tư doanh nghiệp.

Dễ dàng quản lý: SQL Server cung cấp giao diện quản lý dễ sử

dụng giúp bạn dễ dàng tạo, quản lý và điều chỉnh cơ sở dữ liệu, giúp theo dõi vàduy trì dữ liệu order, thực đơn và thông tin liên quan một cách hiệu quả.

Độ tin cậy cao: Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, như khả năng

sao lưu và phục hồi dữ liệu, không bị mất mát dữ liệu quan trọng trong trườnghợp sự cố.

Truy vấn dữ liệu linh hoạt: SQL Server cho phép thực hiện các truy

vấn dữ liệu phức tạp và linh hoạt bằng SQL Điều này quan trọng để truy xuấtthông tin cần thiết từ các bảng dữ liệu như danh sách order, thực đơn.

Khả năng mở rộng: SQL Server cho phép mở rộng CSDL theo nhu

cầu, thêm các bảng mới hoặc điều chỉnh cấu trúc dữ liệu, giúp ứng dụng có thểphát triển và mở rộng theo thời gian.

4.Thư viện Guna UI2 Framework

GunaUI2 Framework là một framework giao diện người dùng (UI

framework) do đội ngũ Guna Team phát triển, cung cấp các thành phần và giaodiện người dùng đa dạng giúp việc phát triển ứng dụng trở nên dễ dàng hơn.GunaUI2 sử dụng ngôn ngữ lập trình C# và có thể được tích hợp vào các dự ánsử dụng Microsoft Visual Studio.

GunaUI2 Framework có khả năng tích hợp dễ dàng và tiết kiệm thời gian,giúp tạo ra phần mềm quản lý order trong nhà hàng với nhiều ưu điểm:

Trang 27

Giao diện hấp dẫn: GunaUI2 Framework cung cấp các thành phần

giao diện đẹp mắt và hiện đại, giúp tạo ra giao diện người dùng thu hút vàchuyên nghiệp cho ứng dụng quản lý order trong nhà hàng.

Thiết kế linh hoạt: Framework này cho phép tạo ra các giao diện

người dùng tùy chỉnh và linh hoạt dựa trên các thành phần có sẵn, có thể điềuchỉnh màu sắc, kích thước và kiểu dáng theo ý muốn.

Tích hợp dễ dàng: GunaUI2 Framework tích hợp tốt với C# và

Microsoft Visual Studio, tạo ra sự thuận tiện khi áp dụng các thành phần giaodiện vào dự án phát triển của mình.

Tiết kiệm thời gian: Framework cung cấp các thành phần đã được

thiết kế sẵn, giúp tiết kiệm thời gian phát triển và tập trung vào logic chính củaứng dụng.

Hỗ trợ nhiều tính năng: GunaUI2 Framework cung cấp nhiều thành

phần giao diện như nút, hộp thoại, danh sách, bảng, biểu đồ và nhiều tính năngkhác giúp bạn xây dựng các chức năng phức tạp trong ứng dụng quản lý order.

5.Crystal Report

Crystal Reports được phát triển bởi SAP, là công cụ tạo và quản lý báo cáo,

cho phép nhà phát triển tạo ra các báo cáo tùy chỉnh từ các nguồn dữ liệu khácnhau và tích hợp vào ứng dụng của họ Crystal Reports cung cấp các tính năngcho việc định dạng dữ liệu, tạo các biểu đồ và đồ thị, và hiển thị dữ liệu dướidạng báo cáo trực quan.

Crystal Reports mang lại khả năng tạo và quản lý báo cáo đa dạng, giúp thểhiện thông tin quản lý order trong nhà hàng một cách trực quan nhất.

Tích hợp dữ liệu: Crystal Reports kết nối, tích hợp dữ liệu từ nhiều

nguồn như SQL Server, Excel, Oracle và những nguồn dữ liệu khác, cho phéptrích xuất thông tin từ nhiều nguồn để tạo các báo cáo tổng hợp.

Đa dạng kiểu báo cáo: Crystal Reports hỗ trợ nhiều loại báo cáo

khác nhau, bao gồm các báo cáo liệt kê, tổng hợp, biểu đồ, đồ thị và báo cáo dựtrên các mẫu sẵn có.

Trang 28

Định dạng linh hoạt: Crystal Reports cho phép tùy chỉnh định dạng

báo cáo theo ý muốn, bao gồm màu sắc, font chữ, kích thước và kiểu dáng, giúpbáo cáo trở nên trực quan và dễ đọc.

Biểu đồ và đồ thị: Crystal Reports cung cấp các công cụ để tạo các

biểu đồ và đồ thị dễ dàng từ dữ liệu, minh họa dữ liệu một cách rõ ràng.

10CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀMQUẢN LÝ ORDER TẠI NHÀ HÀNG THÁI MR.TUKTUK

I Mô tả bài toán1.Đặt vấn đề

Trong ngữ cảnh của ngành nhà hàng, việc quản lý các order là một hoạtđộng quan trọng hàng ngày Tuy nhiên, hiện tại, nhà hàng Thái Mr.TukTuk đanggặp phải những vấn đề sau:

- Sai sót về số lượng món trong order

Trang 29

● Mô tả: Nhân viên phục vụ ghi lại yêu cầu của khách hàng mà ghithiếu hoặc thừa số lượng món trong order.

- Thiếu thông tin về món không có sẵn trong ngày

● Mô tả: Hiện tại, nhân viên phục vụ không thể biết được những mónkhông có sẵn trong ngày cho đến khi order được chuyển đến bếp Khi đó, họ mớiphát hiện và phải thông báo lại cho khách hàng.

- Kiểm soát thứ tự order của các bàn

● Mô tả: Thứ tự của các order từ các bàn không được kiểm soát chặtchẽ Điều này dẫn đến trường hợp một bàn đến sau nhưng được phục vụ trước,tạo sự hiểu lầm và không hài lòng cho khách hàng.

2.Khảo sát bài toán

Những vấn đề nêu trên gây ra nhiều hậu quả cho hoạt động kinh doanh củanhà hàng:

- Đội ngũ nhân viên không đáp ứng nhu cầu của khách hàng đúng thời gian,khiến khách hàng phải chờ đợi lâu, ảnh hưởng đến trải nghiệm của họ.

- Các thông tin order vẫn được lưu trữ bằng giấy, gây khó khăn trong việctổng hợp, kiểm soát, phân tích, và đưa ra các quyết định kinh doanh trong tươnglai Sự tồn tại của hệ thống giấy có thể dẫn đến sai sót và mất mát thông tin quantrọng.

- Sự thiếu hụt trong việc kiểm soát thứ tự order của các bàn có thể dẫn đếnsự lạc hậu trong dịch vụ và tạo ra sự không hài lòng từ phía khách hàng.

Do đó, nhà hàng cần một phần mềm để quản lý tốt hơn và tối ưu hóa việcxử lý các đơn đặt hàng, đồng thời nắm bắt thông tin quan trọng về số lượng mónvà tình trạng còn hàng Giải pháp này cần giúp tăng cường trải nghiệm của kháchhàng, cải thiện hiệu suất hoạt động và hỗ trợ quản lý.

3.Khảo sát các quy trình nghiệp vụ liên quan đến order tại nhà hàngMr.TukTuk

3.1.Quy trình Order:

Khi khách hàng đã vào bàn, nhân viên phục vụ chào hỏi rồi đưa thực đơncho khách Sau đó nhân viên sẽ đề xuất các món ăn và đồ uống đặc sắc của nhàhàng.

Thực khách chọn món và nhân viên ghi chú chi tiết trên phiếu order Thôngtin bao gồm số bàn, tên món, số lượng, tên nhân viên, ngày và giờ.

Trang 30

Nếu khách hàng có thắc mắc về quy trình hoặc nguyên liệu chế biến, nhânviên sẽ tiến hành giải đáp cho họ.

Sau khi khách gọi món xong, nhân viên sẽ xác nhận lại thông tin order vớikhách và trả lại thực đơn trong trường hợp khách muốn tham khảo thêm.

Tờ order bao gồm 3 liên: 1 liên cho thu ngân, 1 liên cho bếp, và nhân viêngiữ 1 tờ còn lại để theo dõi.

3.2.Quy trình lên món

Bếp bắt đầu chuẩn bị và chế biến các món ăn theo thứ tự order.

Khi làm xong từng order, nhà bếp thông báo cho nhân viên phục vụ để họcó thể nhận món ăn và đưa lên cho khách.

3.3.Quy trình thanh toán

Khách hàng yêu cầu thanh toán tại quầy thu ngân sau khi đã thỏa mãn vềbữa ăn Thu ngân xác nhận lại order với khách hàng để đảm bảo tính chính xác.

Thu ngân hỏi về phương thức thanh toán và nhận tiền, trả tiền thừa (nếu có)cho khách hàng.

II Yêu cầu phần mềm1.Yêu cầu chức năng

1.1.Chức năng quản lý order

- Mục đích: Quản lý các vấn đề liên quan đến order như thông tin và trạng

thái order, thông tin và trạng thái bàn, thông tin và trạng thái hủy order.

- Yêu cầu hệ thống:

+ Tạo order: cho phép thêm mới order.

+ Lưu order: cho phép lưu order khi chưa cần gửi bếp thực hiện ngay.+ Gửi order đến bếp: cho phép gửi thông tin của order đến bếp để bếp thựchiện các món trong order.

+ Sửa order: cho phép chỉnh sửa thông tin order.

1.2.Chức năng quản lý thực đơn

- Mục đích: Quản lý các nhóm món, món ăn trong nhà hàng.- Yêu cầu hệ thống:

+ Tạo nhóm món, món: cho phép thêm mới nhóm món/món

+ Sửa nhóm món, món: cho phép chỉnh sửa thông tin nhóm món/ món

Trang 31

+ Lưu nhóm món, món: cho phép lưu trữ những thay đổi về thông tin củanhóm món/món, đồng thời cho phép tìm kiếm nhanh thông tin của nhómmón/món.

1.3.Chức năng quản lý thanh toán

- Mục đích: Quản lý vấn đề thanh toán sau khi khách hàng dùng bữa xong - Yêu cầu hệ thống:

+ Tạo hóa đơn: cho phép thêm mới hóa đơn.

+ Lưu hóa đơn: cho phép lưu trữ các thông tin của hóa đơn và cập nhật lạitrạng thái của order.

1.4.Chức năng báo cáo

- Mục đích: Thống kê dữ liệu, thông tin và tạo lập báo cáo cho quá trình

quản lý.

2.Yêu cầu phi chức năng

- Phần thiết kế giao diện của phần mềm cần dễ hiểu và dễ sử dụng, đồngthời phản hồi nhanh chóng đối với các yêu cầu từ người dùng Thời gian xử lý vàđưa ra phản hồi tức thời là yếu tố quan trọng để đảm bảo dịch vụ nhà hàng trôichảy mà không gây chờ đợi không cần thiết.

- Hệ thống cần tự động cập nhật việc thay đổi thông tin trong các danh mục,phiếu order một cách chính xác và đồng bộ.

- Khi một danh mục, một phiếu order được chỉnh sửa, hệ thống cần đảmbảo rằng tất cả các mục khác truy xuất tới dữ liệu này cũng được cập nhật lại.Điều này đảm bảo tính chặt chẽ của thông tin trong hệ thống và tránh sự khôngđồng bộ.

- Mỗi người sử dụng phải có tên đăng nhập và mật khẩu riêng, và hệ thốngsẽ áp dụng phân quyền, xác định quyền hạn của từng người dùng Điều này đảmbảo tính riêng tư và an toàn của dữ liệu.

III.Mô hình hóa hệ thống

Với các phân tích về vấn đề cũng như khảo sát quy trình order tại nhàhàng, em có một số đề xuất về mô hình quản lý order tại nhà hàng để việc quảnlý diễn ra một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.

1 Sơ đồ phân rã chức năng BFD (Business Function Diagram)

Ngày đăng: 09/05/2024, 22:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan